Nhựa sinh học – Cách mạng gian nan của ngành công nghiệp nhựa

Nội dung bài viết

expand_more

Bioplastic

Trong những năm gần đây, nhựa sinh học đang là trào lưu nổi bật của ngành công nghiệp nhựa thế giới. Bio-plastic: loại nhựa được tạo từ các nhiên liệu môi trường, có khả năng tự phân hủy mà vẫn có những đặc tính dai và bền như nhựa nguyên sơ và nhựa tổng hợp. Vậy nhưng theo như tin tức mới nhất từ BBC News, những sản phẩm từ nhựa sinh học này đang tạo thành những núi rác khổng lồ nơi bờ biển xứ Wales.

Đọc thêm: Nhựa sinh học được làm từ gì? Các cách làm ra nhựa sinh học

1. Lịch sử của nhựa sinh học

Nhựa sinh học có một lịch sử ra đời từ đầu thế kỷ 20, phát minh bởi nhà khoa học người Pháp Maurice Lemoigne. Đó cũng là thời gian bùng nổ của công nghệ ứng dụng nhựa vào sản xuất các công cụ phục vụ đời sống. Trong khoảng thời gian những cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, các nhà sản xuất đều tập trung vào những sản phẩm với công đoạn chế tác đơn giản và hiệu quả nhất, nên phát mình nhựa sinh học đó cứ vậy mà trôi vào dĩ vãng.

Cùng với phong trào bảo vệ môi trường ngày một hiện hữu với thế kỷ 21, nhu cầu sử dụng nhựa sinh học cũng ngày một tăng, với mức tăng trưởng 20% mỗi năm từ 2010 đến 2015. Lệnh cấm và hạn chế sử dụng vật phẩm nhựa ở một số nước như Bangladesh, Gabon, Morocco cùng với giá dầu thô biến động không ngừng đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến nghiên cứu thị trường nhựa xanh mới mẻ này. Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm được hơn một chục loại nguyên liệu để gia công nhựa sinh học. Những nguyên liệu phổ biến nhất gồm có ngô, tinh bột và thức ăn thừa.

Năm 2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học York, Anh phát minh ra nhựa làm từ rơm và cho đến gần đây, công ty Biofase của Mỹ cũng chế tác ra loại nhựa sinh học từ vỏ quả bơ. So sánh với nhựa tổng hợp có thành phần gốc là dầu thô, những loại “nhựa xanh” này có thành phần thân thiện với môi trường. Lượng carbon thải ra không khí trong quá trình chế biến, sử dụng và phân hủy của chúng cũng giảm đáng kể sơ với nhựa thông thường. Đến năm 2017, sản lượng nhựa sinh học thế giới đã vượt mức 2 triệu MT mỗi năm.

2. Thành phần của nhựa sinh học 

bioplastic components

Thành phần chủ đạo của nhựa sinh học là Polylactide (còn gọi là PLA), một loại hợp chất lactic acid có thể được tìm thấy từ rau củ quả và các chất hữu cơ tương tự. Tính chất của PLA rất tương tự với PET (nhựa thông thường sản xuất từ dầu mỏ) vì cả hai đều có chuỗi cấu tạo kiểu polymer. Vì vậy, nhựa PLA vẫn có đặc tính bền dai và dễ uốn nắn như nhựa thông thường. Hiện nay, nhựa sinh học được chia làm ba loại: Bio-based Biodegradable bioplastics (nhựa sinh học có thể tự phân hủy): Loại nhựa này được làm từ những tài nguyên tái tạo, chủ yếu là các loại thực vật, và sẽ phân hủy tự nhiên trong điều kiện môi trường bình thường. Thông thường những vật phẩm từ biodegradable bioplastics được dùng để làm màng bọc thực phẩm, chai nước, đồ hộp thức ăn dùng một lần.

Bio-based Biodegradable bioplastics được dùng nhiều trong sản xuất cốc, túi đựng thực phẩm Bio-based and non-biodegradable bioplastics (nhựa sinh học không thể tự phân hủy): Loại nhựa này cũng được làm từ nguyên liệu tái tạo nhưng được thiết kế đặc biệt để kéo dài hạn sử dụng, chẳng hạn như các loại sợi hoặc vỏ sinh vật. Sử dụng nhựa sinh học không tự phân hủy giúp tiết kiệm nguồn dầu mỏ mà vẫn đảm bảo vật phẩm nhựa được lâu bền, nhưng cùng đó là vấn đề gây rác thải cho môi trường. Petrochemical-based biodegradable bioplastics (nhựa hóa học có thể tự phân hủy): Nhựa hóa học tự phân hủy được tổ hợp từ các loại vi sinh vật trên đất đá và biển. Cho đến giờ, phạm vi áp dụng chính của loại nhựa này nằm trong phạm vi ngành y tế, nhằm sản xuất các thiết bị bảo hộ vô trùng.

Thực tế là không phải bất kỳ loại nhựa sinh học nào cũng có thể tự phân hủy, và không phải tất cả các loại nhựa tự phân hủy có thể tự động tan rã trong môi trường đại dương. Theo như cảnh báo từ các nhà khoa học, nhựa sinh học cũng như nhựa thông thường phần lớn đều kết thúc trong những bãi rác lênh đênh giữa biển khơi. Môi trường lạnh giá của mặt biển khiến cho nhựa sinh học không thể tự phân hủy như trong môi trường khô nóng trên cạn. Những sản phẩm nhựa này cũng trở nên giống như những chai lọ thông thường, trôi dạt trên biển trong hàng thế kỷ, gây nguy hại cho môi trường sinh thái. Mặc dù được điều chế từ nguyên liệu tự nhiên, tạo ra nhựa sinh học cũng đồng nghĩa với việc chặt phá, gặt hái cây cỏ với số lượng lớn để dẫn dầu cho nhựa.

Về lâu dài, ngành công nghiệp này cũng sẽ gây một mức độ tàn phá nhất định cho môi trường. Đến tháng 6, năm 2019, chính quyền San Francisco sẽ chính thức thực thi bộ luật cấm toàn bộ các loại ống hút nhựa, trong đó bao gồm cả ống hút làm từ nhựa sinh học. Theo như lời giải thích từ chính quyền bang, về mặt tái chế và nguy cơ tạo rác thải, nhựa sinh học không có gì khác với nhựa thông thường. Hay nói cách khác, nhựa sinh học chỉ là một phiên bản nhựa được tô màu “thân thiện với môi trường” trong khi thực chất chúng không hề khác nhau. Hội đồng thành phố xứ Wales, Anh cũng ra đạo luật tạm dừng sản xuất nhựa sinh học. Nhưng theo họ, nguyên nhân đứng sau đạo luật là do các hãng sản xuất không thể đáp ứng chi phí tái tạo dụng cụ bằng nhựa sinh học. Lẽ ra những chai lọ nhựa sinh học trong bãi rác có thể được lập nên một vòng đời mới, nhưng các hãng sản xuất sẽ rất có thể phải chịu lỗ vì thành phẩm mới ra sẽ kém bền với điều kiện môi trường rất nhiều. Theo như điều tra mới nhất, nhựa sinh học chủ yếu được sản xuất ở những cửa hàng vừa và nhỏ, như một cách thức marketing thương hiệu với người tiêu dùng. Mãi cho đến năm 2018, phong trào sử dụng nhựa sinh học mới được tiếp ứng bởi các tập đoàn lớn như Walmart và Sony. Theo như tờ báo New York Times, chính phong trào này sẽ góp  phần phổ biến và làm giảm giá thành của loại nhựa vốn đắt đỏ hơn rất nhiều này.

3. Về EuroPlas (EuP)

EuroPlas bioplastic

Tự hào là một trong 5 nhà sản xuất chất độn nhựa filler masterbatch hàng đầu thế giới, sản phẩm EuroPlas đang được tin tưởng tại hơn 95 quốc gia. Với xu thế sử dụng nhựa sinh học ngày một gia tăng, EuP đã cho ra đời nhãn chất độn nhựa BiOMates, hoạt động trên nền nhựa sinh học bioplastic, nhằm đáp ứng nhu cầu dòng thị trường đang phát triển này. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết, hoặc gửi thắc mắc của bạn vào hòm thư info@europlas.com.vn.

Tin tức khác
Violet masterbatch: Định nghĩa và ứng dụng bạn cần biết

Violet masterbatch thành phần chính tạo màu tím cho sản phẩm nhựa. Tham khảo ngay định nghĩa kèm tính ứng dụng thực tiễn của nguyên liệu này!

Masterbatch màu xanh: Mọi thứ bạn nên biết
Hạt màu xanh lam mang lại màu sắc rực rỡ, khả năng phân tán tuyệt vời và các đặc tính nâng cao cho nhựa. Đọc thêm!
Danh sách những cải tiến về nhựa PBAT mà bạn nên biết
Khám phá danh sách các cải tiến về nhựa PBAT, ứng dụng chính, thách thức và tương lai của vật liệu thân thiện với môi trường này
5 lợi ích hàng đầu của polymer PEF tới sản phẩm tiêu dùng
Khám phá 5 lợi ích hàng đầu của polymer PEF trong sản phẩm tiêu dùng—giải pháp thân thiện với môi trường, bền vững và sáng tạo cho việc sử dụng hàng ngày. Đọc ngay!
 
Liệu nhựa PBAT có phải là tương lai của vật liệu phân huỷ sinh học?
Tìm hiểu lý do tại sao nhựa PBAT đang cách mạng hóa ngành vật liệu phân hủy sinh học với các đặc tính độc đáo, ứng dụng đa dạng và tiềm năng bền vững của nó.
 
arrow_upward