Xử lý rác thải nhựa góp phần tác động tích cực đến môi trường và sức khỏe của người dân. Đặc biệt, đây là một trong những biện pháp giảm thiểu triệt để hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu/ Hiện nay, theo báo cáo của Tạp Chí Môi Trường thông tin trắng: "Trái đất hiện chứa khoảng 6.3 tỷ rác thải nhựa". Việc xử lý rác thải nhựa sẽ cải thiện mạnh mẽ các thực trạng ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất và bầu khí quyển. Hơn thế nữa, quá trình xử lý rác thải nhựa sẽ góp phần sản sinh các sản phẩm tái sử dụng giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng rác thải mới ra môi trường. Đây chỉ mới là những lý do cơ bản của việc xử lý rác thải nhựa. Mỗi quốc gia và châu lục đều có những biện pháp riêng biệt để cùng nhau giải quyết vấn đề này. Tham khảo ngay bài viết bên dưới của EuroPlas nhé
1. Châu Á
Theo bài đăng của báo Quảng Ninh vào giữa năm 2021, Châu Á áp đảo danh sách 10 nước xả rác nhựa nhiều nhất ra đại dương ví dụ như Thái Lan (thứ 5, 22.800 tấn), Nhật Bản (thứ 9, 1.800 tấn). Chính vì thế, Chính phủ các quốc gia Châu Á đã và đang thiết lập rất nhiều chính sách nghiêm ngặt cũng như biện pháp để xử lý rác thải nhựa một cách triệt để theo thời gian. Để dễ hình dung hơn, EuroPlas sẽ cho các bạn thấy từng ví dụ cụ thể về cách xử lý rác thải nhựa tại các quốc gia Châu Á trong những năm gần đây.
1.1. Nhật Bản
Ví dụ: Nhật Bản áp dụng mô hình xử lý rác thải nhựa một cách chi tiết và được hệ thống hóa tỉ mỉ từ quy mô nhỏ (các hộ gia đình, khu phố) đến quy mô lớn (các tỉnh và thành phố). Các công tác quản lý việc xử lý khối lượng rác thải hàng ngày bắt đầu từ địa phương. Về cơ bản, tất cả địa phương trên toàn lãnh thổ Nhật Bản đều chi rác thải thành 4 nhóm chính lần lượng là: rác đốt được, rác không đốt được, rác nguyên liệu và rác thải cỡ lớn. Trong đó, rác thải nhựa được xử lý theo nhóm rác nguyên liệu. Nhật Bản trang bị 4 loại thùng rác tương ứng tại tất cả khu vực công cộng và khu phố để người dân chủ động phân loại trước khi trải qua quá trình xử lý rác thải.
Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ quan bộ ngành khuyến cáo người dân nên vệ sinh các vật phẩm nhựa, hoặc phế phẩm trước khi vứt bỏ chúng để giảm thiểu mùi hôi và không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên thu gom. Đối với các loại rác thải kích thước lớn như: máy hút bụi, tivi, đồ gia dụng, chăm đệm thì quá trình xử lý rác thải sẽ được tính phí và người dân bắt buộc phải đăng ký trước. Mức giá giao động từ 3.000 đến khoảng 10.000. Hơn thế nữa, văn hóa xử lý rác thải của Nhật Bản đã được hình thành từ các cấp bậc giao dục nhỏ nhất và đến từng chi tiết trong cuộc sống.
Nhật Bản chủ động xử lý rác thải nhựa bằng cách phân loại chi tiết chúng
Tất cả bậc học tại nước này đều được hướng dẫn chi tiết về cách xác định cũng như phân loại rác thải. Bảng hướng dẫn chi tiết phân loại rác thải nhựa cũng được dán tại các khu vực sinh hoạt cộng đồng như: Bệnh viện, ga tàu điện, siêu thị, công viên,... Thông thường, rác có thể đốt được thu gom hai lần một tuần, không đốt hai lần một tháng và các vật liệu có thể tái chế như chai PET, thủy tinh, báo và bìa cứng mỗi tuần một lần. Đó chính là lý do vì sao Nhật Bản dẫn đầu thế giới về quy trình phân loại rác 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng).
1.2. Singapore
Singapore cũng là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xử lý rác thải nhựa tại Châu Á. Quốc gia phát triển này đã phát minh ra rất nhiều công nghệ hiện đại để giảm lượng rác phải chôn lấp cũng như tiết kiệm diện tích đất, cụ thể như sau: Công nghệ đốt rác tạo ra dòng điện, gia tăng mức hình phạt cho việc xả rác, thúc đẩy việc phân loại rác thành nhiều loại cũng như tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
NEA - Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore đã báo rằng: Đảo Quốc Sư Tử thải ra môi trường khoảng 21.023 tấn rác các loại, chiếm phần lớn là rác thải nhựa. Để giải quyết vấn đề này, Cơ quan cùng các bộ ngành liên quan đã phân chia tỉ lệ cho quy trình xử lý rác thải nhựa, cụ thể như sau:
-
58% - 60% lượng rác được vận chuyển đến nhà máy tái chế
-
41% được đưa đến các nhà máy đốt rác phát điện
-
Phần còn lại được xử lý tại bãi chôn lấp Semakau.
Nhờ vào biện pháp xử lý rác thải nhựa thông qua nhà máy đốt rác phát điện, Singapore đã đủ khả năng đáp ứng gần 3% tổng điện năng cả nước và tiết kiệm hợn 90% lượng chất thải rắn phải chôn lấp. Thông thường, không ít người nghĩ biện pháp xử lý rác thải nhựa bằng cách chôn vùi sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất và không khí. Tuy nhiên, Singapore đã thành công vượt ngoài mong đợi với biện pháp này. Họ tận dụng đặc tính của các loại côn trùng và chim để xứ lý các phần rác được chôn vui, góp phần cân bằng hệ sinh thái cũng như làm màu mỡ môi trường . Đó chính là lý do vì sao Chính phủ Singapore đã xây dựng 2 bãi chôn lấp rác tại đảo Pulau Semakau và Pulau Seking. Hiện nay, đây là 2 khu vực ngắm chim nổi tiếng tại quốc gia này.
Đảo Semakau được sử dụng làm bãi chôn và xử lý rác thải nhựa để tạo ra năng lượng
Từ năm 2001, Chính phủ Singapore triển khai chương trình xử lý rác thải nhằm tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, cơ sở kinh doanh.
1.3. Các quốc gia khác tại Châu Á
Trung Quốc đã ban hành danh sách sản phẩm "ô nhiễm và gây rủi ro cao cho môi trường" bao gồm "mỹ phẩm và sản phẩm làm sạch có chứa vi nhựa” và "phụ gia là vi nhựa”. Đây là danh sách nhằm nghiêm cấm và hạn chế sử dụng tối đa các vật liệu nhựa độc hại trong sản xuất được chấp thuận cũng như phát triển bởi Bộ Môi trường Sinh thái. Đặc biệt, các sản phẩm nhựa trong danh sách ấy đều bị cấm lưu hành trên thị trường kể từ cuối năm 2022.
Theo báo Quản lý Môi Trường năm 2014, Hàn Quốc công bố "Kế hoạch Quản lý rác thải biển” với mục tiêu hạn chế nhiều dạng ô nhiễm nhựa. Sau áp lực từ các nhóm môi trường, lệnh cấm vi nhựa trong mỹ phẩm được thông qua năm 2016. Luật cấm bán các sản phẩm có chứa vi nhựa bắt đầu từ tháng 7/2017 và các sản phẩm được sản xuất trước đó từ năm 2018. Đặc biệt hơn 80% dân số Hàn Quốc đều chấp thuận với biện pháp xử lý rác thải nhựa này và đề nghị Chính phủ gia tăng mức hình phạt để mang đến kết quả tốt đẹp hơn cho môi trường.
Có thể nói Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia tiêu biểu đại diện cho khu vực Châu Á trong việc xử lý rác thải nhựa.
2. Châu Mỹ
Châu Mỹ cũng là một trong những châu lục chịu ảnh hưởng nặng nề của rác thải nhựa. Điển hình như Brazil tiếp nhận gần 38.000 tấn rác thải nhựa và đứng thứ 3 trong bảng xêp hạng các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất. Hay Argentina đối mặt với tình trạng rác thải nhựa vượt mức kiểm soat khoảng 1,7 tấn ống hút nhựa. Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn có những biện pháp xử lý rác thải nhựa chuyện biệt và hiệu quả. Cụ thể như sau:
2.1. Brazil
Brazil đã ứng dụng thành công công nghệ hiện đại vào quá trình xử lý rác thải nhựa, góp phần thúc đẩy trách nhiệm của cả nhân lẫn các doanh nghiệp. Tất cả công ty tại Brazil đều phải kết nối với hệ thống CTR - E - đây là phần mềm cho phép doanh nghiệp khai báo đầy đủ thông tin quan trọng như: Lượng rác thải đã tạo ra, quy trình vận chuyển rác thải, các chỉ số về lượng điện, nước cũng như diện tích kho bãi để quản lý chất thải.
Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trên hệ thống và được giám sát chặt chẽ bởi địa phương và nhà nước. Hệ thống CTR-E được định nghĩa như sau: "TR-E là hệ thống thu gom rác thải dựa trên công nghệ blockchain. Chúng được thiết kế để giám sát tất cả các giai đoạn của quy trình thu gom và xử lý rác đô thị, từ đổ rác, vận chuyển, xử lý và tái chế." Công nghệ này đã giúp Brazil nói chung và thành phố Sao Paulo đã đủ khả năng giải quyết từ 25.000 - 30.000 thùng rác từ gần 500.000 doanh nghiệp tại khu vực.
Brazil xử lý rác thải nhựa bằng công nghệ Blockchain
Bên cạnh đó, Brazil cũng đã áp dụng rất nhiều công nghệ khác tại các Thành phố lớn của mình như: Hệ thống thùng rác phân loại tự động, các mã QR trên xe chở rác, ứng dụng thống kê cũng như quy trình xử lý rác thải nhựa tự động. Gần như tất cả mọi số liệu và thông tin về lượng chất thải cùng cách xử lý đều được tập hợp vào cùng hệ thống để quản lý chặt chẽ theo thời gian thực.
Các phương tiện vận chuyển rác thải tại Brazil đều được cấp giấy phép lưu hành của Chính phủ và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều được nhận các chính sách hỗ trợ hấp dẫn. Chính vì thế số lượng doanh nghiệp ngày một tăng cao cũng như đóng góp vào quá trình xử lý rác thải nhựa chung của cả quốc gia
2.2.Columbia
Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đã ảnh hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái biển tại Columbia. Chính vì thế, Chính phủ đã bắt buộc áp dụng biện pháp nghiêm ngặt và chính sách chặt chẽ để kiểm soát tình hình sử dụng các sản phẩm nhựa một lần. Ví dụ cụ thể như sau: Chính phủ Columbia đã nghiêm cấm sử dụng và lưu hành túi ni lông có kích thước nhỏ hơn 30x30cm và thay bằng các loại túi vải hoặc túi từ nhựa sinh học để tác động tích cực đến quá trình tái chế rác thải. Biện pháp này giúp Columbia giảm được khoảng 27% lượng tiêu thụ túi ni lông.
Bên cạnh đó, Chính Phủ Columbia đã kết hợp hài hòa giữa việc phát triển kinh tế xã hội và xử lý rác thải nhựa bằng cách áp thuế với toàn bộ túi ni lông. Cụ thể, mỗi người dân Columbia phải trả khoang một xu Mỹ và con số này tăng đều đặn 50% qua hàng năm. Biện pháp này khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các loại sản phẩm nhựa nói chung và bao ni lông có thể tái chế nói riêng.
2.3.Chile & Argentina
Thông tin từ báo Nhân Dân cho biết: Đất nước láng giềng của Columbia là Chile cũng áp dụng biện pháp cấm hoàn toàn việc thương mại hóa túi ni lông tại 102 thành phố ven biển của Chile và Tổng thống Michelle Bachelet đồng ý với sắc lệnh này. Hơn thế nữa, khảo sát của Bộ Môi Trường Chile báo cáo rằng: " Gần 92% dân số Chile đồng tình với Tổng thống và đề nghị các bộ ngành tiếp tục gia tăng các chính sách về rác thải nhựa, túi ni lông trong lĩnh vực: mua sắm, thời trang và dịch vụ du lịch. Đặc biệt, lệnh cấm này đã được ban hành đến năm 2050 và dự kiến tác động tích cực đến 230 khu định cư. Chile có thể tự hào rằng mình là quốc gia đầu tiên tại khu vực Châu Mỹ áp dụng lệnh cấm này.
Thực trạng rác thải nhựa tại Argentina phần lớn đến từ lượng ống hút nhựa thải ra môi trường. Số liệu chứng minh cho thấy thủ đô của Argentina đã thải hơn 2 triệu ống hút nhựa tương đương 1,7 tấn nhựa. Đó chính là lý do vì sao Chính phủ Argentina đã áp dụng chính sách cấm sử dụng sản phẩm nhựa nói chung và ống hút nhựa nói riêng tại khách sạn, quán bar và cơ sở bán đồ ăn uống.
Các quốc gia Châu Mỹ ban hành lệnh hạn chế và cấm lưu hành các sản phẩm nhựa độc hại
Gần như các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại Thủ Đô Argentina đều được khuyến cáo hạn chế sử dụng tối thiểu ống hút nhựa nhất có thể. Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp hạt nhựa tại Argentina được Chính phủ hỗ trợ các chính sách về giá và bán hàng để dễ dàng mở rộng thị phần trong & ngoài nước.
3. Châu Âu
Khối lượng rác thải nhựa tại Châu u tập trung chủ yếu là bao bì nhựa với khoảng 180kg bao bì/năm. Hơn thế nữa, các chuyên gia đã nhận xét lượng rác thải nhựa có thể xâm nhập vào môi trường biển tại Châu u có thể đạt 23 - 37 triệu tấn/năm vào giai đoạn năm 2040. Chính vì thế, mỗi quốc gia Châu u đều áp dụng những biện pháp xử lý rác thải nhựa phù hợp
3.1. Đức
Quá trính xử lý rác thải nhựa tại Đức được bắt đầu với quy trình phân loại và được biết đến là văn hóa “Green Dot”. Thùng rác sẽ được phân thành 4 màu sắc tương ứng cho từng loại rác thải khác nhau và được đặt tại tất cả địa điểm công cộng. Cụ thể như sau: Các loại rác hữu cơ dễ dàng phân hủy như thức ăn thừa, vỏ trứng, hoa quả, bã cà phê,..được xếp vào loại thùng rác màu nâu. Các loại rác thải nhựa như: túi nilông, hộp đựng nước, can nhựa,.được xếp vào thùng màu vàng. Tiếp theo, thùng màu xanh sẽ dành cho các loại rác thải giấy như: tạp chí cũ, tờ rơi, sách cũ, bao bì bằng giấy, hoặc bìa cứng. Cuối cùng, thùng rác màu xanh lá cây để dành cho chai, lọ.
Để siết chặt các chính sách bảo vệ môi trường và xử lý rác thải nhựa đúng cách, Chính phủ Đức đã quy định tất cả loại rác chỉ được thu gom & xử lý khi chúng được phân loại chính xác ngay từ đầu. Trong trường hợp, doanh nghiệp môi trường nào bị phát hiện không kiểm soát được việc này sẽ bị phạt tiền rất nặng. Đặc biệt, người dân cũng phải chịu kỉ luật nếu như không giữ vệ sinh & quản lý rác thải tại khu vực nhà riêng của mình. Đức không chỉ phân loại rác chi tiết mà còn tận dụng riệt để lợi ích của rác hữu cơ. Đức cũng áp dụng luật bắt buộc người dân phải thu gom rác hữu cơ để tái chế trong các nhà máy khí sinh học. Tính đến nay, Đức đã tái chế được trung bình 10 triệu tấn rác hữu cơ mỗi năm.
Người Đức đã chủ động tái chế gần 10 triệu tấn rác hữu cơ mỗi năm
3.2. Áo
Công nghệ là nền tảng cốt lõi giúp Áo xử lý rác thải nhựa trong nhiều năm qua. Đây là một trong những nước Châu u đầu tiên sử dụng phương pháp enzyme từ vi khuẩn để tái chế sản phẩm nhựa PET. Các enzim sẽ tác động đến cấu trúc vật lý và hóa học để khiến nhựa PET bị phân hủy, điều này giúp chúng dễ dàng chuyển đổi thành các hạt nhựa chất lượng cao và thân thiện với môi trường
Việc ứng dụng và nghiên cứu công nghệ giúp Áo đạt được những thành công nhất định trong việc phân loại rác thải cũng như giảm thiểu tối đa số lượng các bãi chôn lấp. Tất cả người dân Áo đều được khuyến khích phân loại rác ngay tại nhà hoặc tại nơi công cộng để hỗ trợ các doanh nghiệp môi trường trong việc thu gom & xử lý rác thải nhựa. Đặc biệt, rác phải được để trong túi bóng trong suốt và không được sử dụng túi có màu, giúp cho các nhân viên môi trường dễ dàng nhận biết và thu gom nhanh chóng. Các thùng rác tại nơi công cộng được tập trung về trung tâm xử lý rác thải đặt cách xa trung tâm thành phố để tiếp tục quy trình phân loại. Đối với trường hợp các loại rác thải lớn như: tủ, tivi, thiết bị điện tử,... người dân phải liên hệ với đơn vị xử lý và trả khoản phí thu gom & xử lý cho chúng.
Việc phân loại rác thải là điều bắt buộc trong quy trình xử lý rác thải tại Áo. Các doanh nghiệp môi trường có thể bị tước giấy phép kinh doanh nếu không thực hiện quy trình này một cách nghiêm ngặt và chính xác nhất.
3.3.Thụy Điển
Thật không quá khi nói Thụy Điển là quốc gia tiên phong trong các biện pháp xử lý rác thải nhựa tại Châu u trong nhiều năm qua. Tất cả hộ gia đình đều được yêu cầu trang bị thùng phân loại ra và họ thường xuyên được đào tạo kĩ năng phân loại rác thải sinh hoạt. Biện pháp này không chỉ nâng cao ý thức người dân mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí của các đơn vị xử lý rác thải. Bên cạnh đó, quy định đã nêu rõ khu dân cư phải cách xa các nhà máy tái chế rác trong bán kính ít nhất là 300m.
Điểm đặc biệt mà hiếm quốc gia nào có thể so sánh với Thụy Điển chính là phương tiện thu gom rác chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh học. Thêm vào đó, tất cả đều được trang bị hệ thống xử lý mùi tự động để triệt tiêu hoàn toàn các tác nhân tiêu cực đến không khí cũng như môi trường xung quanh. Phương tiện thu gom rác có phạm vi hoạt động khá rộng, đủ sức thu gom rác của toàn thành phố. Hơn thế nữa, chúng cũng có thể xử lý các loại rác nguy hại như đồ điện tử, hóa chất.
Thêm vào đó, khoảng một nửa tổng lượng rác thải hộ gia đình của Thụy Điển được đưa tới các lò đốt để chuyển thành năng lượng. Đến nay, tại Thụy Điển đã có 32 nhà máy tái chế rác thải. Sau quá trình đốt rác, lượng tro thu được chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng rác thải ban đầu. Từ số tro này, kim loại sẽ được tách riêng và tái chế, phần còn lại được sàng lọc để đưa vào ngành vật liệu xây dựng.
Thụy Điển là một trong những quốc gia Châu Âu sở hữu số lượng nhà máy tái chế rác nhiều nhất
4.Các sản phẩm nhựa sinh học tại EuroPlas
Nhựa sinh học chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để góp phẩn giảm thiểu lượng rác thải nhửa và tiết kiệm chi phí xử lý. Hơn thế nữa, nhựa sinh học đóng vai trò qua trọng trong quá trình tái chế và được tái sử dụng nhiều lần. EuroPlas tự hào là một trong những đơn vị cung cấp hạt nhựa sinh học nổi tiếng tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Nhựa sinh học BiONext là giải pháp nguyên liệu xanh giúp các sản phẩm nhựa có khả năng phân hủy hoàn toàn sau 12 tháng sử dụng. Sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo như axit polylactic (PLA), polyhydroxyalkanoate (PHA) hay các loại dầu thực vật. Điểm nổi bật nhất của BiONext là tính phân hủy sinh học cao. Các sản phẩm làm từ compound này có thể dễ dàng phân hủy thành nước, khí CO2 và phân hữu cơ sau khi bị thải bỏ, không gây tồn đọng rác thải nhựa.
Bên cạnh đó, BiONext còn sở hữu các tính chất cơ học ưu việt như độ cứng, độ bền cao, khả năng chống va đập tốt và độ giãn dài cao. Nhờ vậy, các sản phẩm từ BiONext đạt được các yêu cầu khắt khe về tính năng lẫn thẩm mỹ. Chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì, túi xách, hộp đựng thực phẩm, dụng cụ ăn uống và nhiều lĩnh vực khác. BiONext được phân chia thành… loại, cụ thể như sau:
-
BiONext 102: Nhựa sinh học kết hợp với nền nhựa PLA và bộ đá CaCO3. Khả năng phân hủy sau 12 tháng cũng như không gây tồn đọng chất thải hỗ trợ quá trình xử lý rác thải nhựa một cách dễ dàng.
-
BiONext 152: Sản phẩm nhựa sinh học nổi bật với khả năng chống va đập, độ cứng bề mặt, độ bóng bề mặt cũng nhưu tính thích ứng linh hoạt trong quá trình gia công.
-
BiONext 400: Sự kết hợp giữa PLA và tinh bột biến tính. Sản phẩm phù hợp cho các loại nhựa sử dụng một lần và thời gian phân hủy rất nhanh không quá 12 tháng.
-
BiONext 500: Dòng sản phẩm thay thế tốt cho các sản phẩm nhựa truyền thống. Chúng là compound nhựa sinh học trên nền PLA và bột đá CaCO3.
-
BiONext 600: Được sản xuất từ 3 thành phần chính là PLA, bột talc và các phụ gia đặc biệt. Sản phẩm có khả năng kháng tia UV, chống oxy hóa cũng như độ ẩm tốt.
Sản phẩm nhựa sinh học BiONext của EuroPlas
5. Kết luận
EuroPlas đã gửi đến các bạn cách mà các quốc gia trên thế giới xử lý rác thải nhựa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới thiệu một số sản phẩm nhựa sinh học BiONext phổ biến của công ty. Hãy tiếp tục theo dõi EuroPlas để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!