Do nguyên liệu nhựa đầu vào tăng cao nên việc sử dụng chất độn nhựa CaCO3 trong ngành bao bì hiện nay ngày càng trở nên phổ biến. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá top 5 ứng dụng phổ biến nhất của chất độn canxi cacbonat trong ngành bao bì nhé.
Theo một số nghiên cứu, ngành bao bì chiếm 39% tổng lượng chất độn CaCO3 được tiêu thụ, trở thành ngành tiêu thụ canxi cacbonat lớn nhất. Con số này lớn hơn nhiều so với lĩnh vực đứng thứ hai là ngành xây dựng với 21%. Những số liệu thống kê này cho thấy sự phổ biến của chất độn canxi cacbonat trong ngành bao bì. Vậy cụ thể vật liệu này được ứng dụng như thế nào?
I. Lợi ích của việc sử dụng chất độn nhựa CaCO3 trong ngành bao bì?
Chất độn canxi cacbonat là sự kết hợp giữa bột CaCO3, hạt nhựa (PP, PE,...) và các chất phụ gia khác (thường là chất trợ gia công và chất phân tán). Nhờ thành phần là bột CaCO3 có giá thành tương đối thấp hơn so với hạt nhựa nên loại vật liệu này một giải pháp tối ưu về chi phí cho các doanh nghiệp nhựa. Bên cạnh đó, chất độn CaCO3 còn hỗ trợ cải thiện một số tính chất của sản phẩm cuối cùng như cơ tính, độ cứng, khả năng chịu nhiệt,… từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
II. 5 ứng dụng phổ biến của chất độn CaCO3 trong ngành công nghiệp bao bì
1. Màng bọc thực phẩm
Màng bọc bằng nhựa ban đầu được tạo ra từ polyvinyl clorua (PVC), đây là thành phần nhựa phổ biến nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, do nhiều lo ngại về độc tố của màng nhựa, polyetylen mật độ thấp (LDPE) đã được chọn làm chất thay thế an toàn hơn. Mặc dù nó ít kết dính hơn PVC, nhưng nó có thể được gia cố bằng cách thêm polyetylen mật độ thấp tuyến tính (LLDPE), điều này cũng giúp cải thiện độ bền kéo của màng.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng chưa thực sự bắt đầu cho đến khi chất độn CaCO3 được đưa vào sử dụng. Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, chất độn nhựa PE được thêm vào để thay thế một phần hạt nhựa PE trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ sử dụng của chất độn canxi cacbonat PE được xác định bởi các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cuối cùng, thường dao động trong khoảng từ 5 đến 50% tổng trọng lượng. Nhờ khả năng tương thích của hạt nhựa PE với hỗn hợp nhựa, nó hiếm khi tạo ra thay đổi hóa học nào đối với thành phần ban đầu. Điều này khiến chất độn CaCO3 thu hút sự chú ý từ các nhà sản xuất nhựa.
Tương tự như màng bọc thực phẩm, việc ứng dụng chất độn CaCO3 trong túi cuộn đã giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất do bột CaCO3 có giá cả phải chăng hơn so với hạt nhựa. Bên cạnh đó, do túi cuộn chủ yếu được sử dụng trong việc đựng thực phẩm nên việc sử dụng canxi cacbonat đã làm giảm bớt những tác động tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng do các thành phần nhựa hóa thạch gây ra.
3. Túi xốp (T-shirt bags)/Túi mua sắm
Một ứng dụng quan trọng khác của chất độn CaCO3 trong ngành bao bì là túi T-shirt và túi mua sắm. Theo một số nghiên cứu, trung bình một gia đình Mỹ mang về nhà gần 1.500 túi mua sắm bằng nhựa mỗi năm, điều này một lần nữa chứng tỏ nhu cầu ngày càng tăng đối với túi nhựa. Việc ứng dụng hạt nhựa PE không chỉ giúp các doanh nghiệp nhựa giảm chi phí sản xuất mà còn cải thiện tính năng của nhựa thông qua việc tăng độ giãn dài, độ bền xé và khả năng in ấn.
4. Túi dệt
Túi dệt là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của chất độn CaCO3 trong ngành bao bì. Về cơ bản, nguyên liệu đầu vào để sản xuất túi dệt bắt buộc phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về độ cứng, độ bền xé, khả năng in ấn và tất nhiên là giá thành. Điều đó dẫn đến việc ứng dụng chất độn polypropylene (PP) trong sản xuất túi dệt. Không chỉ mang lại giá thành cạnh tranh cho thành phẩm mà chất độn nhựa PP canxi cacbonat còn cải thiện đáng kể các tính chất cơ học của thành phẩm như độ bền va đập, độ bền xé, khả năng in ấn, khả năng chịu nhiệt,... Qua đó, việc sử dụng chất độn nhựa PP sản xuất túi dệt đóng góp lớn vào sự thành công của doanh nghiệp nhựa.
5. Sản phẩm bao bì sử dụng một lần
Trong nhiều thập kỷ, các sản phẩm nhựa dùng một lần đã bị cáo buộc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các thành phần nhựa hóa thạch của chúng. Tuy nhiên, điều này không còn làm phiền lòng các nhà sản xuất nhựa khi việc ứng dụng hạt nhựa sinh học filler masterbatch đã mở ra nhiều cơ hội cho họ trong việc cắt giảm lượng rác thải nhựa sử dụng một lần. Nhờ thành phần là nhựa sinh học và bột CaCO3, bio filler có khả năng phân hủy hoàn toàn mà vẫn giữ được mức giá cạnh tranh. Như vậy, không chỉ giảm bớt gánh nặng cho việc xử lý rác thải mà còn giúp các nhà sản xuất nhựa tiết kiệm chi phí.
III. Chất độn CaCO3 cho ngành sản xuất bao bì của EuroPlas
EuP là một trong những nhà sản xuất chất độn nhựa CaCO3 hàng đầu tại Việt Nam. Sau gần 14 năm phát triển, EuP đã ghi tên mình vào top 5 nhà sản xuất chất độn nhựa (filler masterbatch) hàng đầu thế giới, cung cấp cho các nhà sản xuất thành phẩm nhựa giải pháp vật liệu hiệu quả về chi phí. Nhờ lợi thế về nguồn canxi cacbonat và công nghệ hiện đại, chất độn nhựa EuroPlas đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng về chất lượng hàng đầu và giá thành hợp lý. Kinh nghiệm trên thị trường nguyên liệu nhựa cùng với hoạt động nghiên cứu hiệu quả giúp EuroPlas mang đến cho khách hàng những sản phẩm theo yêu cầu với giá cả cạnh tranh. Đáng chú ý, EuroPlas CaCO3 filler được ứng dụng rộng rãi trong ngành bao bì, đưa ngành này trở thành một trong những thị trường mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi.
Hiện tại, EuP cung cấp cho các nhà sản xuất sản phẩm bao bì nhiều loại chất độn CaCO3 như chất độn PE, chất độn PP, chất độn Bio,… Để biết thêm thông tin chi tiết và mẫu sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
biếu mẫu này!