Ngành nhựa Việt Nam – Cơ hội, thách thức thời kỳ hội nhập

Nội dung bài viết

expand_more
Ngành nhựa Việt Nam đang được đánh giá là ngành tiềm năng với việc duy trì mức tăng trưởng ổn định 16% - 18% trong suốt 5 năm qua. Với việc tham gia các hiệp định tự do hóa thương mại (FTA) song phương và đa phương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ những ưu đãi thuế quan để thâm nhập và mở rộng thị trường, cơ hội đổi mới và nâng cấp công nghệ, tăng quy mô sản xuất từ làn sóng đầu tư và liên doanh với nước ngoài. Theo nhận định Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2016, các doanh nghiệp nội vẫn ưu tiên đầu tư hoạt động xuất khẩu bao bì bởi phù hợp với năng lực. Hai thị trường tiềm năng được hướng đến nhất là thị trường châu Âu và Mỹ. Tại hai thị trường này, kim ngạch xuất khẩu nhựa của nước ta chỉ mới chiếm 2% thị phần và đang được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Trong khi, sản phẩm cùng loại từ các nước khác nhập khẩu vào thị trường này đang bị đánh mức thuế rất cao từ 10%- 30%. Mặt khác, sản phẩm nước ta không phải cạnh tranh với sản phẩm nội địa do các doanh nghiệp sở tại có xu hướng đóng cửa hoặc chuyển đổi sản xuất do giá thành nhân công cao và chính phủ các nước châu Âu và Mỹ cũng có xu hướng khuyến khích nhập khẩu thành phẩm từ những nước khác. Khó khăn, thách thức với doanh nghiệp nhựa nội địa Theo các chuyên gia trong ngành, tiềm năng thị trường nội địa cũng là rất lớn. Lượng nhựa tiêu thụ bình quân của mỗi người Việt khoảng 55kg/năm và tăng 14% mỗi năm. Dù tăng trưởng khả quan nhưng nhìn chung, doanh nghiệp nhựa vẫn còn phải đối đầu với nhiều khó khăn thách thức, nhất là khi năm 2016, hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ thì áp lực cho doanh nghiệp trong nước càng lớn. Ngành nhựa Việt Nam – Cơ hội, thách thức thời kỳ hội nhập Trong khi đó, ngành nhựa ở một số quốc gia trong khu vực ASEAN đã có trình độ sản xuất cao hơn như Thái Lan hướng tới sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ sinh học, thân thiện với môi trường, Malaysia là nơi cung cấp màng kéo nhựa polyetylen. Xét về góc độ cạnh tranh, các doanh nghiệp nhựa hiện vẫn bị lép vế do nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, số lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm của ngành nhựa còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng. Các DN ngành nhựa cho rằng, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất là rất lớn, do đó rất cần có giải pháp tài chính hiệu quả, đáp ứng  nhu cầu thiết thực về vốn để mở rộng sản xuất, chủ động về nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, để tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp nhựa nước ngoài tại thị trường nội địa, doanh nghiệp nhựa chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.
Tin tức khác
Nhựa sinh học từ khoai tây có phù hợp để in 3D không?
Bài viết này sẽ phân tích chi tiết đặc điểm, lợi ích, thách thức và các hướng nghiên cứu hiện tại liên quan đến việc sử dụng nhựa khoai tây trong in 3D.
Nhựa sinh học bột sắn là gì? Hướng dẫn đầy đủ
Bài viết này sẽ đi sâu vào quy trình sản xuất, ưu điểm và những thách thức của nhựa sinh học từ bột sắn, đồng thời nêu bật tiềm năng của nó trong xu hướng phát triển bền vững.
Nhựa sinh học từ tre: Liệu có phải là tương lai?
Khi những lo ngại về ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường đã thúc đẩy sự phát triển của nhựa sinh học từ tre.
Nhựa PHA khác gì so với PLA và PBAT?
Bài viết này sẽ phân tích cách nhựa PHA nổi bật so với PLA và PBAT.
Xu hướng thị trường nhựa sinh học năm 2025
Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về các xu hướng quan trọng định hình tương lai của thị trường nhựa sinh học.
arrow_upward