Nhựa kỹ thuật & Nhựa truyền thống, lựa chọn nào cho doanh nghiệp?

Nội dung bài viết

expand_more

Nhựa kỹ thuật được chế tạo từ một số loại nhựa nền phổ biến như ABS, PP, PC,... cùng các chất gia cường khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng như sợi thủy tinh, khoáng Talc, muối BaSO4,... Do đó, sử dụng nhựa kỹ thuật giúp doanh nghiệp loại bỏ các khâu phối trộn liệu phức tạp, rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Nhựa kỹ thuật và nhựa truyền thống  

Thông thường, đối với các sản phẩm có cấu tạo tinh vi, phức tạp với đa chức năng, các yêu cầu kỹ thuật là vô cùng chặt chẽ, chỉ một loại nguyên liệu là không đủ để đáp ứng. Do đó, để đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp thường phải thu mua nhiều loại nguyên liệu từ các nhà cung cấp khác nhau, trải qua khâu phối trộn để tổng hợp tất cả thành một nguyên liệu duy nhất rồi mới đưa vào dây chuyền sản xuất. Đó là nguyên liệu nhựa truyền thống.

Trái với nhựa truyền thống, nhựa kỹ thuật khi tới tay khách hàng đã là một nguyên liệu đầu vào hoàn thiện. Doanh nghiệp có thể sử dụng trực tiếp để sản xuất ra thành phẩm mà không phải trải qua khâu phối trộn liệu nào khác. Sở dĩ vậy bởi vật liệu này được chế tạo chuyên biệt dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng về những đặc tính và yêu cầu kỹ thuật của thành phẩm. Từ các nền nhựa chính như ABS, PC, PP,..., nhà cung cung cấp sẽ thêm vào các chất gia cường phù hợp như sợi thủy tinh, khoáng talc, muối BaSO4, carbon black dẫn điện,... để đem lại nguyên liệu đầu vào tương thích nhất với sản phẩm cuối. Qua đó tiết kiệm đáng kể thời gian sản xuất, gia tăng hiệu suất lao động cũng như cải thiện chất lượng thành phẩm.

Như vậy, so với nhựa truyền thống, nhựa kỹ thuật đã chứng minh những ưu điểm vượt trội như thiết kế chuyên biệt cho từng sản phẩm, tiết kiệm thời gian sản xuất cũng như gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Các loại nhựa kỹ thuật và ứng dụng phổ biến

Nhựa kỹ thuật gốc PP

Là hỗn hợp giữa nền nhựa PP và các chất gia cường khác nhau như sợi thủy tinh, hạt thủy tinh, khoáng talc, carbon black dẫn điện,..., nhựa kỹ thuật PP có nhiều ưu điểm như làm tăng độ cứng, giảm co ngót, biến dạng do nhiệt độ, tăng tính ổn định và đồng nhất cho thành phẩm cuối. Do đó, vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất nội thất ô tô, xe máy, điện kỹ thuật, các thiết bị gia dụng (nắp bồn cầu, vỏ nồi cơm điện, vỏ quả lọc nước,...), nội thất,...

Đọc thêm: Chất độn nhựa PP là gì? Top 3 nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam

Nhựa kỹ thuật gốc ABS

ABS (tên đầy đủ là Acrylonitrin Butadien Styren) là một loại nhựa thông dụng có độ cứng cao, độ dai tương đối tốt và khả năng chịu nhiệt, do đó, gốc nhựa này thường được ứng dụng trong chế tạo các sản phẩm nhẹ, cứng, dễ uốn như ống, dụng cụ nhạc, đầu gậy đánh golf, các bộ phận tự động, vỏ bánh răng,... Nhựa kỹ thuật gốc ABS là hỗn hợp nhựa nền ABS được bổ sung các chất gia cường như hạt/sợi thủy tinh, carbon black dẫn điện, phụ gia chống cháy,...Vật liệu được sử dụng trong sản xuất các thiết bị điện công nghiệp, linh kiện điện tử,...

Nhựa kỹ thuật gốc PC

Polycarbonate (PC) là một loại nhựa nhiệt dẻo vô định hình trong suốt, không màu. Với độ cứng ổn định và độ bền va đập cao, nền nhựa PC kết hợp cùng sợi thủy tinh đã tạo nên hỗn hợp nhựa kỹ thuật PC giúp tăng độ cứng bề mặt, kháng va đập và cải thiện khả năng chịu nhiệt của thành phẩm. Vật liệu đặc biệt phù hợp với các ứng dụng như linh kiện máy tính, bánh răng máy văn phòng, linh kiện điện gia dụng, linh kiện máy ảnh.

Nhựa kỹ thuật gốc PA

Nhựa PA là nền nhựa có độ cứng tốt, độ bền cơ học cao cũng như khả năng chống mài mòn và tự bôi trơn. Cùng với các thành phần gia cường như sợi thủy tinh, hạt thủy tinh, nhựa kỹ thuật PA là lựa chọn phù hợp khi sản xuất các linh kiện như bánh răng, bạc đạn, bánh cuộn trong máy văn phòng hay bộ chế hòa khí, nắp bình xăng trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy.

Lựa chọn nào cho doanh nghiệp?

Trên thực tế, sử dụng nhựa truyền thống vẫn là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp do tập quán sản xuất. Tuy nhiên, do phần lớn nguyên liệu thô ngành nhựa đều phải nhập khẩu nên việc mua hàng từ nhiều nhà cung cấp đã gia tăng rủi ro trong việc chậm trễ tiến độ sản xuất, biến động giá do nguyên liệu đầu vào bất ổn, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Song, ưu điểm của phương thức này là chất lượng thành phẩm đã được kiểm chứng theo thời gian, các yếu tố hỗ trợ mua hàng như vận chuyển, bảo hành,...đều đã hình thành hệ thống. 

Đối với nhựa kỹ thuật, đây là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng cho thành phẩm (do nguyên liệu đầu vào được thiết kế chuyên biệt theo công thức, tỷ lệ và các thành phần đặc biệt). Tuy nhiên, mặt hạn chế của vật liệu này chính là giá thành tương đối cao do được đặt hàng và thiết kế riêng. Bên cạnh đó, để tạo ra vật liệu nhựa kỹ thuật có mức độ phù hợp cao nhất với thành phẩm cuối đòi hỏi tương đối nhiều thời gian nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Do đó, tùy thuộc vào loại hình sản phẩm, điều kiện doanh nghiệp cũng như bối cảnh thị trường mà doanh nghiệp có thể lựa chọn nguyên liệu đầu vào phù hợp để tối ưu hiệu quả kinh doanh. 

Về nhãn hiệu EuroPlas 

Là thương hiệu hàng đầu về sản xuất chất độn nhựa filler masterbatch trên thế giới, Nhựa Châu Âu EuP đã đem những kinh nghiệm tuyệt vời về thị trường và nhu cầu khách hàng trong ngành nhựa ứng dụng vào sản phẩm nhựa kỹ thuật - EuroPlas Cọmpound. Hiện tại, EuroPlas Compound gồm các dòng sản phẩm chính sau:

Nhựa kỹ thuật & Nhựa truyền thống, lựa chọn nào cho doanh nghiệp?
Nhựa kỹ thuật EuroPlas

Nhựa kỹ thuật EuroPlas được ứng dụng rộng rãi trên nhiều ngành như công nghiệp ô tô, sản xuất thiết bị gia dụng, nội thất gia đình, linh kiện điện tử,... không chỉ nâng cao chất lượng của thành phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động. 

Để được tư vấn và tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ!

 
Tin tức khác
Các loại cổng bơm trong ngành ép phun
Khám phá các loại cổng bơm trong ngành ép phun, phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng cụ thể, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất với lựa chọn tối ưu!
Tìm hiểu nhựa hút ẩm và nhựa không hút ẩm
Khám phá nhựa hút ẩm và không hút ẩm, đặc điểm và ứng dụng của chúng. Tìm hiểu cách chúng ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của bạn.
Nên chọn phương pháp thổi khuôn một giai đoạn và hai giai đoạn ?
Khám phá sự khác biệt giữa thổi khuôn một giai đoạn và hai giai đoạn. Tìm hiểu phương pháp thổi khuôn nào phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.
Nhựa FRP là gì và ứng dụng của nó trong cuộc sống?
Nhựa FRP là loại nhựa Composite được gia cường bằng sợi thủy tinh. Tham khảo ngay ứng dụng và đặc điểm của FRP nhé!
Có thể bạn chưa biết 8 loại vải không dệt này
Vải không dệt là một khái niệm cải tiến và tối ưu hóa trong công nghệ sản xuất vải. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
arrow_upward