Nhựa PET có an toàn không?

Nội dung bài viết

expand_more

Nhựa Polyethylene terephthalate (PET) thuộc nhóm nhựa số 1. Với thuộc tính cơ bản như: Tính trong suốt, trọng lượng nhẹ, độ bền cao cùng khả năng chịu nhiệt ổn định, chúng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: Thiết bị điện tử, công nghiệp ô tô, bao bì & đóng gói hay các thiết bị y tế. Đặc biệt, loại nhựa số 1 được Hiệp hội Công nghiệp nhựa (PLASTICS) đánh giá là nhóm có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hoài nghi về độ an toàn của nhựa PET trong các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Trong bài viết này, EuroPlas sẽ cung cấp thông tin tổng quan về dòng nhựa PET, gửi đến quý khách hàng câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi "nhựa PET có an toàn không?". Cuối cùng, đội ngũ chúng tôi sẽ giúp quý vị biết được những lưu ý trọng điểm khi sản xuất nhựa PET và sử dụng chúng trong cuộc sống. Tham khảo ngay nhé!

1. Tổng quan về nhựa PET

Nhựa PET có tên gọi khoa học là Polyethylene terephthalate, được các chuyên gia xếp vào loại nhựa polyester. Quá trình sản xuất PET sẽ là sự kết hợp giữa  axit terephthalic tinh khiết (PTA) và ethylene glycol (EG). Dưới phản ứng hóa học trùng hợp ở nhiệt độ tiêu chuẩn, phản ứng trên sẽ sản sinh ra những sợi polymer tuyến tính với công thức hóa học C10H8O4, mang các tính chất đặc trưng như: Độ trong suốt, trọng lượng nhẹ, ổn định nhiệt, kháng hóa chất cũng như khả năng tái chế sau thời gian dài sử dụng.  

Nhựa PET có an toàn không khi chúng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thực tế

Nhựa PET có an toàn không khi chúng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thực tế

Thêm vào đó, khả năng thực tiễn và tính ứng dụng cao của nhựa PET được bổ trợ phần lớn nhờ vào các đặc điểm trọng yếu, cụ thể như sau:

  • Trọng lượng nhẹ: Tỷ trọng nhựa PET vô định hình: 1.370 gram/cm3; PET dạng tinh thể: 1.445 gram/cm3. Đặc điểm mang đến lợi thế khá lớn trong việc giảm trọng lượng các sản phẩm cuối mà vẫn không ảnh hưởng đến đặc tính cơ học. Chính vì thế, nhựa PET là sự lựa chọn phù hợp trong ngành vận chuyển, bao bì hay đóng gói sản phẩm.  

  • Độ bền kéo và sức mạnh: Độ bền kéo của nhựa PET đạt mức 44.4MPa cùng mức độ chịu được độ va đập ước tính khoảng 3.6 kJ/m2. Tiền đề bền vững giúp chúng chịu được những tác động từ bên ngoài môi trường. Chính vì thế, vật liệu xây dựng, thiết bị ô tô hay thiết bị công nghiệp đều có sự góp mặt của nguyên vật liệu PET để gia cường độ bền & tuổi thọ sản phẩm. 

  • Kháng hóa chất: Nhựa PET được sử dụng làm bao bì thực phẩm, sản xuất thiết bị y tế bởi vì chúng có thể kháng hóa chất mạnh như axit, dung môi. Chính vì thế, các sản phẩm từ nhựa PET có thể ngăn chặn phần nào sự tấn công của vi khuẩn, các chất độc tố từ bên ngoài môi trường nhằm đảm bảo an toàn & chất lượng cho sản phẩm. 

  • Khả năng ổn định nhiệt: Như EuroPlas đã đề cập ở trên rằng "Cấu trúc hóa học của nhựa PET sẽ không bị ảnh hưởng kể cả khi gia nhiệt khoảng 200 độ C hoặc làm lại tại -90 độ C.

Hơn thế nữa, thị trường và người tiêu dùng cũng đặt ra những yêu cầu khắt khe cho các sản phẩm nhựa thường ngày. Điển hình trong số đó là câu hỏi "Nhựa PET có đủ khả năng tái chế không?" cũng như "Mức độ an toàn và thân thiện với môi trường của nhựa PET như thế nào?". EuroPlas sẽ giải đáp lần lượt 2 câu hỏi này trong các phần tiếp theo. Đừng bỏ lỡ nhé!

2. Nhựa PET có an toàn không?

Nhựa PET là một trong những loại nhựa thuộc nhóm số 1, đủ điều kiện & tiêu chuẩn sản xuất các sản phẩm dùng trong đời sống thường ngày. Chính vì thế, đây là loại nhựa được đánh giá không gây ảnh hưởng lên sức khỏe của người tiêu dùng nếu sử dụng đúng cách. Điều ấy được chứng minh cụ thể thông qua những luận điểm rõ ràng như sau: 

Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - TS.BS Trương Hồng Sơn đã chia sẻ với báo Tuổi Trẻ vào ngày số ngày 24/6/2023 rằng: "Hiện nay, có 7 loại nhựa được đánh giá không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó, nhựa PET hay polyethylene terephthalate thuộc nhóm số 1 thường được dùng để đựng hoặc đóng gói sản phẩm ở cả thể rắn lẫn các chất lỏng." Ông cũng cho biết thêm nhựa PET vẫn đảm bảo an toàn ở điều kiện nhiệt độ bình thường và người sử dụng không nên cho chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài. 

FDA và cơ quan y tế an toàn thế giới cũng đã kiểm định các sản phẩm làm từ nhựa PET và đưa ra những nhận xét chi tiết như sau: Bisphenol - A (BPA) và Phthalates (Chất hóa dẻo) không được tìm thấy trong cấu trúc hóa học của PET, đây là 2 nhóm chất có thể gây ung thư nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhựa polyethylene terephthalate cũng được khuyên dùng trong lĩnh vực thực phẩm & đồ uống bởi chúng không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn có giá thành phù hợp. Đặc biệt, các bài kiểm định về chất lượng và sự an toàn của nhựa PET trong các lĩnh vực được thực hiện định kỳ mỗi năm và lưu hành bởi cơ quan y tế thế giới. 

Hạt nhựa PET có đặc tính trong suốt và được kiểm định không chứa các hợp chất ảnh hưởng đến sức khỏe

Hạt nhựa PET có đặc tính trong suốt và được kiểm định không chứa các hợp chất ảnh hưởng đến sức khỏe

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều sản phẩm tiêu dùng thường ngày được làm từ nhựa PET, điều này chứng tỏ khả năng an toàn của chúng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, vấn đề về khả năng tái chế của các loại nhựa nói chung và PET nói riêng vẫn luôn khiến chức trách của các nước phải "đau đầu". Cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần tiếp theo ngay bên dưới nhé!

3. Tính an toàn của nhựa PET đối với môi trường

Nhựa PET không chỉ an toàn mà còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng phục vụ cho các lĩnh vực cụ thể. Việc tái chế nhựa PET giúp tiết kiệm đáng kể nguồn nguyên liệu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên khi sản xuất các loại nhựa khác. 
Hơn thế nữa, quá trình tái chế đã đóng góp giá trị không nhỏ trong chiến lược giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhựa PET được xếp vào nhóm có thể tái chế, chính vì thế chúng được đánh giá là an toàn và thân thiện với môi tr

ường. Thêm vào đó, nhựa polyethylene terephthalate (PET) trở thành sự lựa chọn phù hợp trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, điển hình cụ thể như sau

  • Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG): Nhựa PET được sản xuất thành các chai, lọ, nước uống đóng cia. 

  • Thời trang: Nhựa polyethylene terephthalate (PET) cũng là nguyên vật liệu góp phần tạo ra trang sức, phụ kiện, quần áo. Đây thông thường là những sản phẩm tái sử dụng và không gây kích ứng da cho khách hàng. 

  • Vật liệu xây dựng: Bởi vì đặc tính mỏng nhẹ, khả năng chịu nhiệt cùng độ bền, nhựa PET được dùng để sản xuất sàn nhà, sàn cách nhiệt. 

Những ứng dụng trên đã phần nào chứng minh độ an toàn và đặc tính thân thiện với môi trường của nhựa PET. Tuy nhiên, vật liệu nhựa nói chung và nhựa PET nói riêng đều tiềm ẩn những nguy cơ sản sinh độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe nếu quy trình tái chế và sử dụng không tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt. Về cơ bản, việc tái chế nhựa PET một cách an toàn nhất phải đảm bảo quy trình cụ thể như sau: Thu gom và phân loại, làm sạch và nghiền nhựa, gia công sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, việc tái sử dụng nhựa PET mang đến những lợi ích nhất định cho môi trường, điển hình như sau:

  • Tác động trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường đất và nước bởi khối lượng rác thải nhựa hàng năm đã gần mốc 220 triệu tấn. Việc tái sử dụng nhựa PET góp phần phát triển hệ sinh thái động thực vật tự nhiên. 

  • Thay vì tiếp tục đẩy mạnh khai thác nguồn dầu mỏ tự nhiên để sản xuất nhựa, các nhà sản xuất có thể giảm thiểu tần suất ấy bằng cách tái chế các sản phẩm nhựa PET. Chính vì thế, chúng ta đang góp phần giảm tải các áp lực khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và tiếp tục tạo  tiền đề cho sự phát triển của hệ sinh thái. 

Mặc dù nhựa PET tái chế an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường, các sản phẩm chai nhựa làm từ PET được khuyến  cáo cần phải thay mới sau 15 - 20 ngày sử dụng cũng như nhiệt độ tốt nhất là dưới 40 độ C. Chính vì thế, chất lượng nguyên liệu sẽ suy giảm sau nhiều lần tái chế và có khả năng sản sinh ra các hợp chất: antimony cùng với hợp chất bromate có thể gây ung thư.

4. Lưu ý khi sử dụng nhựa PET

Mặc dù nhựa PET được kiểm định an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và đủ khả năng tái chế, chính cách sử dụng hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến dạng & thay đổi trong cấu trúc hóa học và vật lý của các sản phẩm từ nhựa PET. Điều này vẫn tiềm ẩn những độc tố tác động đến sức khỏe của chúng ta. Chính vì thế, EuroPlas sẽ gợi ý cho quý khách hàng 4 lưu ý trọng điểm để sử dụng nhựa PET một cách an toàn và hiệu quả nhất:

  • Tránh tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài: Hạt nhựa PET thuần khiết có thể chịu gia nhiệt đến mức 200 độ C trong quá trình gia công. Tuy nhiên, chỉ số này đã suy giảm khi chúng biến đổi thành các sản phẩm cuối. Chính vì thế, người tiêu dùng tránh cho các sản phẩm nhựa PET tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Tránh ánh nắng mặt trời và những khu vực có nhiệt cao như: bếp, lò vi sóng,.. cũng là biện pháp gia tăng chất lượng hạt nhựa PET. 
  • Không tái sử dụng nhiều lần: Mặc dù nhựa PET hoàn toàn đủ khả năng tái chế, chúng cũng sẽ suy giảm dần chất lượng sau các đợt tái chế và đây là điều kiện tốt cho các độc tố cũng như vi khuẩn sinh sôi phát triển. 
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Người tiêu dùng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và duy trì tuổi thọ sản phẩm ở mức tiêu chuẩn nhất. Thông thường, các hướng dẫn sử dụng sẽ xoay quanh phương pháp bảo quản, những ưu & nhược điểm của sản phẩm, người tiêu dùng dựa vào đó để giảm thiểu tối đa những biến chứng của sản phẩm. 
  • Kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm: Người tiêu dùng cần phải kiểm tra định kỳ các sản phẩm nhựa sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Quý khách hàng cần kiểm tra thật kỹ hình dạng, bề mặt và các đặc tính vật lý của sản phẩm. Nếu bạn phát hiện sản phẩm bị biến dạng hoặc phát ra mùi khó chịu thì cần phải loại bỏ ngay. 

Tổng quan, nhựa PET được đánh giá rằng không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ thực sự phát huy tối đa hiệu quả nếu các nhà sản xuất tuân thủ quy trình về đặc điểm hạt nhựa PET trong quá trình gia công. Hơn thế nữa, người tiêu dùng cũng cần phải ghi nhớ các lưu ý trong suốt quá trình sử dụng. 

5. Về EuroPlas

Là một trong những nhà sản xuất filler masterbatch lớn nhất thế giới, EuroPlas tự tin mang đến những giải pháp nguyên liệu tối ưu nhất cho doanh nghiệp khắp cả nước. Trong hơn 17 năm qua, EuroPlas đã xây dựng hệ thống 7 nhà máy quy mô hàng chục ha tại 6 tỉnh cùng với mạng lưới đối tác & khách hàng chiến lược tại hơn 95 quốc gia. Chính vì thế, đội ngũ sản xuất dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi đủ khả năng cung ứng khoảng 0.8 triệu tấn nhựa / năm, cung ứng cho các đối tác trên toàn cầu

Hiện nay, EuroPlas tập trung vào các dòng sản phẩm chủ đạo chính như: Nhựa sinh học, color masterbatch, phụ gia nhựa và nhựa kỹ thuật compound. Thêm vào đó, EuP sở hữu các trang thiết bị hiện đại như máy đùn, máy thổi, máy ép phun,... cùng hệ thống máy móc đo lường tiêu chuẩn như máy đo độ biến dạng nhiệt, máy đo khả năng chịu va đập, máy đo độ bền kéo. Tất cả cùng nhau kết hợp mang đến nguyên vật liệu nhựa chất lượng nhất cho thị trường trong và ngoài nước. 

Tái chế nhựa PET cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sản xuất và am hiểu đặc tính sản phẩm để luôn duy trì chất lượng nguyên liệu

Tái chế nhựa PET cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sản xuất và am hiểu đặc tính sản phẩm để luôn duy trì chất lượng nguyên liệu

EuroPlas đã cung cấp đến quý khách hàng thông tin tổng quan về dòng nhựa PET. Bên cạnh đó, bài viết đã giải đáp câu hỏi "nhựa PET có an toàn không?". Thêm vào đó, EuroPlas cúng giúp đọc giả am hiểu chi tiết hơn về quy trình tái chế nhựa PET cũng như đánh giá khách quan về mức độ thân thiện với môi trường của polyetylen terephthalate (PET). Hãy tiếp tục theo dõi EuroPlas để cập nhật sớm nhất những tin tức về thị trường cùng các sản phẩm nhựa trên toàn cầu nhé!

Tin tức khác
Sự khác biệt giữa nhựa HIPS và ABS

So sánh nhựa HIPS và ABS thu hút nhiều nhà sản xuất nhựa vì chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của sản phẩm cuối cùng. Hãy cùng tìm hiểu!

Cách lựa chọn vật liệu và quy trình phù hợp cho ép phun nylon
Khám phá về ép phun nylon và cách chọn vật liệu phù hợp. Tìm hiểu các loại nylon dùng cho ép phun và ứng dụng của chúng ở các ngành công nghiệp khác nhau.
 
Xu hướng sử dụng nhựa số 7 PC trong các sản phẩm y tế hiện đại
Tìm hiểu xu hướng sử dụng nhựa số 7 PC trong ngành y tế hiện đại: từ thiết bị chẩn đoán đến dụng cụ phẫu thuật. Khám phá ưu điểm vượt trội và tiềm năng phát triển của vật liệu này.
Những thách thức trong gia công nhựa & cách vượt qua
Khám phá các thách thức trong gia công nhựa và những cách vượt qua phổ biến để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm.

PHA so với PLA: So sánh hai loại nhựa sinh học nổi tiếng nhất

Khám phá PHA vs. PLA, so sánh tính chất, ưu nhược điểm và ứng dụng. Hợp chất BiONext của EuroPlas mang đến giải pháp bền vững cho tương lai xanh.

arrow_upward