Sự khác biệt giữa nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng

Nội dung bài viết

expand_more

Nhựa tái chế trở thành sản phẩm phổ biến trong bối cách các quốc gia đang đẩy mạnh quy trình xử lý rác thải nhựa. Nhựa tái chế được chia thành 2 loại là nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng.  Về cơ bản, đây là 2 dòng nhựa tái chế khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Trong bài viết này, EuroPlas sẽ phân tích chi tiết định nghĩa, sự khác biệt cũng như trả lời câu hỏi về sự an toàn của loại nhựa tái chế sau công nghiệp. Đừng bỏ lỡ nhé

1. Định nghĩa của 2 loại nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng

Nhựa tái chế sau tiêu dùng còn được gọi là PCR (Post Consumer Recycled) , đây chính là các sản phẩm được tái chế từ rác thải tiêu dùng của người dân. Rác thải nhựa sau tiêu dùng được tập hợp và trải qua quy trình xử lý tách biệt để trở thành các loại hạt nhựa dẻo. 

Nhựa tái chế sau tiêu dùng thường là hạt nhựa PP, HDPE được sử dụng nhiều cho các sản phẩm gia dụng phục vụ đời sống người tiêu dùng. Đặc biệt, quá trình tái chế nhựa sau tiêu dùng không cần sử dụng đến nhiên liệu hóa thạch mới, điều này đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường cũng như xử lý rác thải nhựa. Tuy nhiên, đây cũng là một dòng nhựa tái chế, vì vật cấu trúc hóa học và các tính chất vật lý cũng bị suy giảm ít nhiều.

Các phế phẩm trong quá trình sinh hoạt được tận dụng thành nhựa tái chế sau sinh hoạt

Các phế phẩm trong quá trình sinh hoạt được tận dụng thành nhựa tái chế sau sinh hoạt

Trong khi đó, nhựa tái chế sau công nghiệp (PIR) (Post Industrial Recycled) là thành quả của việc tập hợp và xử lý các phế phẩm nhựa sau khi quá trình gia công kết thúc. Khác với sản phẩm nhựa sau tiêu dùng, các hạt nhựa phế phẩm sau công nghiệp thường là sản phẩm lỗi, phế liệu khởi động, phế liệu chuyển đổi, hạt nhựa thừa và các loại khác phát sinh trong quá trình sản xuất tại nhà máy. 

Các loại hạt nhựa tái chế sau công nghiệp phổ biến là PE và PP. Đặc biệt, đây là quy trình tái chế nội bộ và các hạt nhựa vẫn còn giữ các tính chế và đặc điểm cơ vật lý học. Phương pháp này không chỉ giúp các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí, tái sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào mà còn góp phần bảo vệ môi trường cũng như kích cầu xu hướng sử dụng hạt nhựa tái chế. 

Đấy là những định nghĩa cơ bản của hai loại nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng. Trong phần tiếp theo, EuroPlas sẽ nếu những yếu tố khác biệt giữa hai loại nhựa tái chế này. Tham khảo ngay nhé!

2. Sự khác biệt giữa nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng

Khả năng tương thích: Nhựa tái chế sau tiêu dùng đã trải qua quá trình sử dụng dài hạn và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều tạp chất cùng tác động môi trường. Trong khi đó, các phế phẩm nhựa sau công nghiệp được xử lý nội bộ ngay sau quá trình sản xuất. Chính vì thế, các đặc điểm & tính chất cơ bản của hạt nhựa sau công nghiệp vẫn còn được giữ nguyên.

hạt nhựa tái chế sau công nghiệp và tiêu dùng khác nhau về tính chất vật lý và ứng dụng thực tiễn

Hạt nhựa tái chế sau công nghiệp và tiêu dùng khác nhau về tính chất vật lý và ứng dụng thực tiễn

Tính thẩm mỹ: Hạt nhựa tái chế sau tiêu dùng đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi các hóa chất, tác nhân bên ngoài môi trường. Chính vì thế, vấn đề phổ biến của loại nhựa này là thỉnh thoảng có đốm đen, xuất hiện màu xám hoặc vàng trong vật liệu đầu vào. Trong khi đó, nhựa tái chế sau công nghiệp chỉ xuất hiện tình trạng nhạt màu, nhưng không quá đáng kể.

Chất lượng đồng đều: Hạt nhựa tái chế sau công nghiệp sẽ có chất lượng đồng đều và độ ổn định cao hơn các loại nhựa sau tiêu dùng. Nguyên nhân chính là vì tỉ lệ thấp nhựa tái chế sau công nghiệp bị ảnh hưởng hay chứa đựng các tạp chất từ bên ngoài môi trường. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu hoặc phế phẩm hậu công nghiệp đều trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt theo chuẩn ISO 14021:2016. Mặc dù, nhựa tái chế sau tiêu dùng cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn này, chúng ta không loại trừ khả năng các tạp chất  còn tồn động sâu trong cấu trúc vật lý & các liên kết hóa học của chúng. 

Chi phí: Nếu chúng ta xét về góc độ giá thành chất lượng thì nhựa tái chế hậu công nghiệp sẽ đắt hơn các loại nhựa tái chế sau tiêu dùng. Tổng quan sử dụng nhựa tái chế có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm từ 30 - 40% chi phí sản xuất số lượng lớn. Thêm vào đó, phân tích thị trường 2020 - 2030 của IDTechEx được báo có bởi tạp chí "Công nghệ và Tái chế polymer" chỉ ra rằng: thị trường này được dự đoán trở thành xu hướng của tương lai và ước tính có thể cán mốc 175 tỷ USD vào năm 2030.

Nhựa tái chế được kết hợp với các phụ gia để tăng đặc điểm và chất lượng

Nhựa tái chế được kết hợp với các phụ gia để tăng đặc điểm và chất lượng

Ứng dụng thực tiễn: Phần lớn nhựa tái chế sau công nghiệp được tận dụng để sản xuất thiết bị, sản phẩm phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như: Y tế, công nghiệp nặng, điện tử, ô tô, nông nghiệp. Trong khi đó, các phế phẩm nhựa sau tiêu dùng được tái chế và phục vụ các lĩnh vực nhẹ, gần gũi với đời sống như: Thời trang, đồ gia dụng, thiết bị nôi công cộng, bao bì thực phẩm... 

Khả năng chịu nhiệt: Nhựa tái chế sau công nghiệp phổ biến là hạt nhựa PP. Các dòng nhựa PE như HDPE, LDPE phù hợp hơn cho hạt nhựa tái chế sau tiêu dùng bởi vì khả năng chịu nhiệt của PE lên đến khoảng 100 độ C và điểm nóng chảy trong khoảng 165 - 200 độ C. Ở chiều ngược lại, mức nhiệt tối đa của nhựa PE là khoảng 230 độ C, nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn. Điểm khác nhau này có thể bị thay đổi nhờ vào các phụ gia nhựa lành tính trong quá trình gia công. 

EuroPlas đã phân tích 6 điểm khác nhau của nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng. Ở góc độ tổng thể, hạt nhựa tái chế sở hữu ưu điểm nhiều hơn các nhược điểm. Chúng và hạt nhựa sinh học là xu hướng của ngành nhựa thế giới trong tương lai. Đặc biệt, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thiết thực trong việc xử lý rác thải nhựa, thì nhựa tái chế cũng sẽ là sự lựa chọn hiệu quả. 

Vậy với 6 sự khác nhau và những ưu điểm khác, nhựa tái chế sau công nghiệp có độc hại hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết ngay bên dưới. 

3. Liệu nhựa tái chế sau công nghiệp có độc hại hơn không?

Như EuroPlas đã đề cập ở trên, nguồn gốc xuất xứ của hạt nhựa tái chế phần lớn bất nguồn từ các phế phẩm sau công nghiệp hoặc sau tiêu dùng. Chính vì thế, chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng tồn đọng các tạp chất hoặc thay đổi tiêu cực trong cấu trúc hóa học của chúng, điều này có thể sản sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã chuẩn bị quy trình chọn lọc và xử lý vô cùng chi tiết từ khâu nhập nguyên liệu tái chế để giảm thiểu triệt để các thành phần tạp chất. Đó chính là lý do vì sao các tiêu chuẩn ISO cần phải được thiết lập.

nhựa tái chế sau công nghiệp (PIR) là thành quả của việc tập hợp và xử lý các phế phẩm nhựa sau khi quá trình gia công kết thúc

Nhựa tái chế sau công nghiệp (PIR) là thành quả của việc tập hợp và xử lý các phế phẩm nhựa sau khi quá trình gia công kết thúc

Hiện nay, có 3 loại nhựa có tính an toàn sau khi tái chế chính là PET, HDPE và PP. Trong khi đó, PC, PS, LDPE và PVC là 4 dòng nhựa được khuyến cáo không nên tái chế cho các sản phẩm đồ gia dụng vì độc tố và thành phần hóa học của chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì thế, nhựa tái chế sau công nghiệp sẽ không quá độc hại, điều này phụ thuộc vào đơn vị cung cấp và quy trình xử lý trước đó. Đó chính là lý do vì sao, các sản phẩm nhựa tái chế sau công nghiệp thường là các dòng sản phẩm sử dụng một lần như: Bao bì, hộp giấy,... hoặc các sản phẩm nhựa cơ bản như: Ghế, bàn, thau nhựa. Chính phủ cần thiết lập các biện pháp, chính sách để tạo ra tiêu chuẩn chung cho quá trình xử lý sản phẩm nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng. Bên cạnh đó, chúng ta phải có những quy định về việc sử dụng hạt nhựa tái chế trong từng sản phẩm, lĩnh vực cụ thể. 

4. Về EuroPlas 

EuroPlas là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc tái chế và "xanh hóa" thị trường nhựa trong & ngoài nước. Chúng tôi tự hào là một trong những nhà sản xuất Filler Masterbatch lớn nhất thế giới và mang đến những sản phẩm nhựa sinh học tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm qua, EuroPlas đã đóng góp và tạo ra các giá trị bền vững cho khách hàng cùng các nhà cung cấp nhựa trên toàn cầu. Các sản phẩm nhựa nói chung, nhựa sinh học và tái chế nói riêng tại EuroPlas được sản xuất cũng như kiểm định bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu khu vực.

Với khả năng xuất khẩu 0,8 triệu tấn/năm và sở hữu 7 nhà máy trên toàn Việt Nam và Ai Cập, EuroPlas tự tin có thể đáp ứng sản lượng nhựa lớn cho các đơn vị cung cấp trên cả nước. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên EuroPlas được được đào tạo chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên môn sâu rộng đủ khả năng mang đến những tư vấn và giải pháp tốt nhất cho khách hàng. 

5. Kết luận

Bài viết đã nêu chi tiết về định nghĩa, sự khác nhau và ưu nhược điểm của nhựa tái chế sau công nghiệp và sau tiêu dùng. Kế đến, EuroPlas cũng đã giải đáp câu hỏi nhựa tái chế sau công nghiệp có độc hại hơn không cũng như gợi ý một số giải pháp cho việc tái chế rác thải nhựa. Hãy tiếp tục đồng hành cùng EuroPlas để cập nhật tin tức về các dòng sản phẩm nhựa mới nhất nhé!

Tin tức khác
Tấm Polystyrene trong ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ
Khám phá tính linh hoạt của tấm polystyrene trong chế tạo, xây dựng và cách nhiệt. Nhẹ, bền và có thể tùy chỉnh cho các ứng dụng vô tận!
Vai trò của vật liệu PS trong ngành công nghiệp hiện đại
Đang gặp khó khăn về hiệu quả vật liệu và chi phí? Vật liệu PS cung cấp giải pháp linh hoạt cho các ngành công nghiệp hiện đại. Khám phá cách nó nâng cao hiệu suất và tính bền vững ngay hôm nay! 
 
Top những nhà sản xuất nhựa ABS mà bạn cần biết
Khám phá các nhà sản xuất nhựa ABS hàng đầu thế giới và hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
PBAT vs PLA: Làm sao để biết loại nhựa phù hợp?
Tìm hiểu những điểm khác biệt chính giữa PBAT vs PLA để chọn loại nhựa thân thiện với môi trường hoàn hảo cho nhu cầu và hiệu quả về chi phí của bạn!
Tất cả các loại Polystyrene bạn nên biết
Khám phá các loại polystyrene và ứng dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Hiểu về cách chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu của bạn
arrow_upward