Tất cả các thông tin về nhựa sinh học lúa mạch

Nội dung bài viết

expand_more

Các loại nhựa sinh học nói chung và nhựa sinh học lúa mạch nói riêng đang rất phổ biến trên thị trường. Những ưu điểm vượt trội liên quan đến môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng đã giúp nhựa sinh học lúa mạch các các loại nhựa sinh học khác trở thành vật liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp. Trong bài viết này, EuroPlas sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vật liệu nhựa sinh học lúa mạch. 

Hình 1 Hạt nhựa sinh học trong phòng thí nghiệm

1. Tổng quan về nhựa sinh học 

Thành phần chính của nhựa sinh học được chiết xuất từ thực vật và không có sự can thiệp quá nhiều từ các chất hóa học khác. Đặc biệt, đây là những nguyên liệu có thể sử dụng trong tái chế và được sản xuất hoàn toàn tự nhiên như: ngô, củ cải đường, khoai tây hay đường mía. 

Hơn thế nữa, những thành phần không đáp ứng tiêu chuẩn tái chế như: muối, dầu thô, than đá hay các loại khí tự nhiên, sẽ không được ứng dụng trong quá trình sản xuất nhựa sinh học. 

Chúng ta sẽ không cố định những thành phần để sản xuất ra nhựa sinh học. Tùy thuộc vào vị trí địa lý cũng như khí hậu & thổ dưỡng tại quốc gia, nhà sản xuất sẽ tìm ra những nguyên liệu tự nhiên phụ hợp để điều chế nhựa sinh học. Ví dụ: nhựa sinh học lúa mạch sẽ phổ biến tại các nước Châu  u và cũng được xuất khẩu hoặc tự điều chế tại Châu Á. 

Hiện nay, hai dòng nhựa sinh học phổ biến là PLA và PHA. Nếu PLA được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ như: khoai tây, đường mía, PHA được điều chế từ vi sinh của tinh bột. Cả hai vật liệu điều được ứng dụng phổ biến trong đời sống và các lĩnh vực Y Tế. 

Hình 2 tổng quan về nhựa sinh học

EuroPlas đã giới thiệu tổng quan về các loại nhựa sinh học phổ biến trên thị trường. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu "Nhựa sinh học lúa mạch là gì? và những đặc điểm của chúng như thế nào?"

2. Tổng quan nhựa sinh học lúa mạch. 

Nhựa sinh học lúa mạch có tên gọi khác là nhựa PP lúa mạch. Đây là vật liệu được hình thành tự sự kết hợp của hạt nhựa PP và thân của cây lúa mạch. 

Nhựa PP là những hạt nhựa trong suốt, không mùi, không màu và không chứa hợp chất BPA trong thành phần, đây là chất hóa học có thể gây ra bệnh ung thư. Nhựa PP hỗ trợ triệt để quá trình phân hủy của các sản phẩm sinh học, điều này giảm thiểu tối đa hàm lượng dầu mỏ và các tạp chất ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng. 

Nhựa PP được lựa chọn để kết hợp cùng với bột từ thân cây lúa mạch bởi vì: 

  • Đầu tiên, độ bền cơ học của nhựa PP cao hơn các dòng nhựa khác như PE. Độ bền vật lý của nhựa PP được các chuyên gia đánh giá cao nhất trong số các vật liệu nhựa phổ biến hiện nay  
  • Thứ hai, nhựa PP có khả năng kháng oxy hóa. Đồng thời, vật liệu có thể chống thấm nước và có độ mài mòn rất tốt. Chính vì vậy, chúng được sử dụng để bao bì, bình đựng nước, các loại hộp,...

Hình 3 Nhựa sinh học lúa mạch được chiết xuất chính từ nhựa PP

  • Thứ ba,  mức chịu nhiệt của nhựa PP khá cao giao động từ 130 - 170 độ C.  Đó chính là lý do vì sao nhựa PP không phải là vật liệu dễ cháy nổ  không chịu ảnh hưởng quá nhiều từ các môi trường. Chính vì vậy, nhựa PP cũng được ứng dụng sản xuất các thiết bị điện tử như: ổ cắm điện, dây điện, bút thử điện.
  • Thứ tư, nhựa PP kết hợp tốt với các hợp chất kim loại và các chất phụ gia nhựa. Chính vì vậy, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh đặc tính để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Tổng quan, nhựa sinh học lúa mạch được tổng hợp chủ yếu từ Hydro và Carbon kết hợp cùng bột lúa mạch. Monomer propylene cho nhựa PP công thức hóa học là (C3H6)n, với n tương đương với số lượng đơn vị monome trong chuỗi polymer. Chính vì thế, nhựa sinh học lúa mạch rất dễ phân hủy và thích ứng với các điều kiện của môi trường.  

3. Đặc điểm của nhựa sinh học lúa mạch. 

  • Do thành phần chính từ nhựa PP, nhựa sinh học lúa mạch cũng đủ khả năng chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài. Mức nhiệt trung bình từ 120 độ C trở lên. Chính vì thế, các sản phẩm từ nhựa sinh học lúa mạch được sử dụng phổ biến trong gia đình bởi vì chúng không phản ứng với các thực phẩm nóng hoặc nước sôi. 
  • Bên cạnh đó, thành phần chủ yếu của nhựa sinh học nói chung là Hydrocacbon và các nguyên liệu hữu cơ, vì vậy vật liệu không chứa hợp chất BPA và đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng trong thời gian dài. 
  • Hơn thế nữa, thành phần hữu cơ của lúa mạch nổi trội với các dưỡng chất than hoạt tính. Nó có tác dụng kháng khuẩn và triệt tiêu sự sinh sôi của các loại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường.

Hình 4 nhựa sinh học lúa mạch thừa hưởng những đặc điểm của nhựa PP và chất hữu cơ.

  • Đặc biệt, 90% thành phần của nhựa sinh học lúa mạch là từ các chất hữu cơ, vì vậy chúng không gặp quá nhiều khó khăn trong giai đoạn phân hủy và có thể tái chế thành nhiều sản phẩm khác nhau. Những đồ chơi nhựa tái chế cũng là một ví dụ của vật liệu này. Từ đó bạn góp phần giảm thiểu triệt để lượng rác thải nhựa, cải thiện môi trường sống. 
  • Nhựa sinh học lúa mạch cũng kế thừa những đặc điểm cốt lõi của nhựa PP như:  khả năng cách điện, kết hợp tốt với các vật liệu và thành phần khác, giá thành ổn định, kháng nước và hóa chất cũng như tốc độ phân hủy nhanh. 
  • Nhựa sinh học lúa mạch cũng được điều chế dễ dàng thành dạng sợi và ứng dụng trong ngành công nghiệp thời trang. Đặc biệt, do tính chất không màu và trong suốt, vật liệu dễ dàng kết hợp với các chất tạo màu và được tận dụng triệt để trong ngành in ấn.
  • Mô Đun đàn hồi của nhựa PP nói chung và nhựa sinh học lúa mạch nói riêng được đánh giá khá tốt, biên độ giao động từ 1.5 - 2 GPA. Cùng với đó, hệ số co rút của vật liệu cũng ở mức ổn định khoảng 1 - 3%. Chính vì vậy, nhựa sinh học lúa mạch được ứng dụng trong sản xuất hàng tiêu dùng và thiết bị ô tô.

Hình 5 Vòng đời của sản phẩm nhựa sinh học PLA

4. Ứng dụng của nhựa sinh học trong đời sống

Nhựa sinh học đang rất phổ biến trên thị trường và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như sau: 

4.1 Ngành Y Khoa 

Nhựa sinh học lúa mạch có thanh phần than hoạt tính hỗ trợ kháng khuẩn và làm sạch từ bên trong. Bên cạnh đó, nhựa PP và các vật liệu liên quan có đủ khả năng chống khử trùng bằng hơi nước. Các sản phẩm chủ đạo như: đĩa petri, hộp đựng thuốc, thiết bị chẩn đoán, lọ thuốc hoặc ống nghiệm. 

Hình 8 nhựa sinh học nói chung được sử dụng sản xuất các thiết bị y tế

4.2 Ngành mỹ phẩm và làm đẹp

Đây là ngành có dung lượng sản xuất bao bìa hoặc các vỏ chai khá lớn. 

Nhựa sinh học lúa mạch có thể thay thế tốt cho các loại nhựa thông thường để tạo ra bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường. Đặc biệt, nhựa sinh học lúa mạch hoặc nhựa bã cà phê có thể làm dao cạo râu, lược hoặc bàn chải.

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu kết hợp thành phần của nhựa sinh học với các hoạt tính của mỹ phẩm.  

4.3 Thiết bị điện tử và bo mạch

Nhựa sinh học nói chung có độ bền cứng và tính chất cơ học cao hơn nhựa thông thường. Bên cạnh đó, chúng có thể hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ cao mà không bị nóng chảy và biến dạng. 

Bên cạnh đó, trọng lượng của nhựa sinh học lúa mạch cũng khá nhẹ. Chính vì vậy, nhựa sinh học lúa mạch ứng dụng trong sản xuất bo mạch điện tử, tai nghe, màn hình vi tính, vỏ PC, bàn phím, tai nghe.

4.4 Sản xuất ô tô

Nhựa sinh học lúa mạch thừa hưởng những đặc điểm của nhựa PP. Chúng chịu ma sát và ăn mòn khá tốt. Bên cạnh đó, khả năng kết hợp với các chất phụ gia và tạo màu để hình thành đặc tính mới cũng khá dễ dàng.

Hinh 9 Ứng dụng nhựa sinh học lúa mạch trong sản xuất ô tô

Độ bền cứng và mô đun đàn hồi được duy trì ở mức ổn định dưới các tác nhân của môi trường cũng là điểm mạnh của vật liệu này. Chính vì vậy, chúng được tận dụng làm khung xe ô tô, phần nắp ca bô, cửa kính,... 

4.5 Ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. 

Nhựa sinh học và nhựa sinh học lúa mạch an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Chúng cũng được sử dụng để sản xuất cốc hay hộp nhựa trong bảo quản thực phẩm. 

Màng bọc thực phẩm cũng là một ứng dụng bền vững của nhựa sinh học. Bởi vì khả năng chịu nhiệt độ cao, vật liệu sẽ không sản sinh ra độc tố khi tiếp xúc với thực phẩm nóng trong thời gian dài. 

Nhựa sinh học sử dụng cho các sản phẩm gia dụng

5. Giới thiệu sản phẩm nhựa sinh học tại EuroPlas

EuroPLas có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nhựa sinh học và các sản phẩm nhựa tại thị trường Quốc tế và Việt Nam. 

Dòng sản phẩm nhựa sinh học BiONext được điều chế trực tiếp từ nguồn sinh khối như Polyatic (PLA), khoai tây, ngô, dầu cọ, polyester aliphatic-aromatic (PBAT). 

Sản phẩm nhựa sinh học BiONext tại EuroPlas sở hữu các đặc điểm sau: 

  • Tính chất vật lý và cơ học nổi trội. Độ bền và mô đun co giãn cao.
  • Vật liệu chịu được mức nhiệt độ lớn, thích nghi tốt với các môi trường sản xuất công nghiệp. 
  • Thiết kế chuyên biệt kết hợp với các phụ gia nhựa và thành phần hữu cơ gia tăng đặc tính sản phẩm 
  • Khả năng phân hủy và tái chế cao chỉ sau 12 tháng sử dụng 
  • Quá trình sản xuất dễ dàng. Các nguyên vật liệu có giấy xác nhận và được kiểm định kĩ càng

Hiện nay, EuroPlas cung cấp các loại sản phẩm nhựa sinh học như sau:

 Sản phẩm nhựa sinh học BiONext 102

Sản phẩm nhựa sinh học BiONext 152

Sản phẩm nhựa sinh học BiONext 500

Sản phẩm nhựa sinh học BiONext 400
 

Bài viết đã cung cấp cho các bạn tất cả thông tin về nhựa sinh học lúa mạch. Đặc biệt, nhựa sinh học là dòng sản phẩm chính tại EuroPlas. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật nhanh nhất những thông tin xoay quanh các vật liệu nhựa thân thiện với môi trường nhé!

 
Tin tức khác
Các loại nhựa nào có thể sử dụng trong lò vi sóng?
Hộp nhựa được dùng trong lò vi sóng ngày càng phổ biến nhờ tính tiện lợi của chúng. Để hạn chế rủi ro sức khỏe, xác định các loại nhựa an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng là rất quan trọng. Bằng cách theo dõi bài viết này, bạn có thể sử dụng hộp nhựa an toàn trong lò vi sóng.
Vật liệu PVDF có những điểm đặc biệt nào?
Bạn đang tìm kiếm thông tin về vật liệu PVDF? PVDF là một vật liệu đáng chú ý được biết đến với những đặc tính đặc biệt và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các đặc điểm và ứng dụng chính của vật liệu PVDF để tìm hiểu về PVDF được đánh giá cao như thế nào trong các ngành như xử lý hóa chất, hàng không vũ trụ, điện tử, v.v. 
Nhựa FEP: Định nghĩa và ứng dụng
Hãy cùng định nghĩa nhựa Fluorinated Ethylene Propylene (FEP) và tìm hiểu một số ứng dụng tuyệt vời của loại vật liệu này nhé!
Polypropylene Carbonate là gì và nó giúp ích gì?
Hãy cùng định nghĩa Polypropylene Carbonate (nhựa PPC) và cập nhật những công dụng nổi bật của loại vật liệu này ngay trong bài viết này nhé!
Phụ gia kháng khuẩn là gì?
Khám phá về chất phụ gia kháng khuẩn với chức năng ức chế vi sinh vật gây hại và các ứng dụng đa dạng của chúng. 

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
arrow_upward