Tiêu chí phân biệt các nhóm hạt nhựa thông thường trong cuộc sống hằng ngày

Nội dung bài viết

expand_more

Hạt nhựa là nguyên liệu thiết yếu để sản xuất nên những sản phẩm nhựa chất lượng

Hạt nhựa là nền tảng để tạo ra nhựa, còn được gọi là chất dẻo hay polymer. Nền công nghiệp hạt nhựa đã tạo ra hàng nghìn đồ gia dụng trong đời sống hàng ngày và các phụ kiện nhựa thiết yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Các hợp chất cao phân tử này được tạo ra từ quá trình phân tách dầu mỏ và góp phần tạo ra các sản phẩm có độ bền, dẻo. Khi chịu tác động từ nhiệt hoặc áp suất, nhựa sẽ bị biến dạng và vẫn giữ nguyên sự biến dạng đó khi thôi tác động. Để tạo ra những thành phẩm nhựa có tính năng vượt trội, nhà sản xuất đã kết hợp các loại masterbatches và phụ gia khác nhau.  

4 nhóm nguyên liệu hạt nhựa chính trong ngành công nghiệp Polymer

Để tạo ra những sản phẩm nhựa có chất lượng và mang lại hiệu quả cao nhất, nhà sản xuất yêu cầu phải hiểu được đặc tính của từng loại nhựa. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu 4 nhóm nhựa lớn được ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Vị trí của nhựa nhiệt dẻo trong ngành hạt nhựa

Nhựa nhiệt dẻo là loại nhựa sẽ chảy mềm ra khi đun nóng và đông đặc lại khi nguội. Sau khi gia nhiệt tiếp thì lại có thể chảy lỏng lại. Dù qua nguội và đông đặc nhiều lần, loại nhựa này vẫn có thể tái sử dụng. Có thể hiểu cách khác là hạt nhựa nhiệt dẻo trong suốt quá trình ép sẽ thay đổi tính chất vật lí và khôi phục lại tính chất ban đầu khi nhiệt độ hạ xuống. Một số loại nhựa nhiệt dẻo hay ứng dụng trong đời sống như: polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),... Cùng với công nghệ ép đùn hoặc thổi khuôn, những loại hạt nhựa này được phối trộn với hạt màu hoặc các loại phụ gia nhựa để sản xuất ra đồ chơi, bao bì, bộ phận ô tô và tủ máy tính với giá thành hợp lí. Dựa trên các đặc tính nóng chảy của nhựa nhiệt dẻo, tất cả các quy trình sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng để tạo ra khối lượng và mức độ đồng đều cao của sản phẩm với chi phí thấp. Xuất phát từ những loại nhựa nền như PE, PP,... nền công nghiệp masterbatches nói chung và lĩnh vực filler masterbatch nói riêng ra đời để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất cho các công ty. Ví dụ như hạt độn nhựa PE có dạng hạt được cấu tạo từ nhựa nền PE, CaCO3 và các phụ gia để độn vào nhựa để giảm giá thành và cải thiện tính năng bề mặt vật liệu. Tiêu chí phân biệt các nhóm hạt nhựa thông thường trong cuộc sống hằng ngày

Hạt nhựa nhiệt rắn sở hữu những tính chất gì?

Nhựa nhiệt rắn, trái ngược với nhựa nhiệt dẻo, là loại nhựa chỉ có thể chảy lỏng một lần duy nhất khi đun nóng trong một khả năng dẻo nhất định. Trong quá trình gia nhiệt, hợp chất cao phân tử của hạt nhựa nhiệt rắn sẽ chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa. Nghĩa là trong suốt quá trình ép, nhựa nhiệt rắn sẽ xảy ra phản ứng hoá học và đổi thành chất mới, không có khả năng tái sinh. Do nhựa nhiệt rắn có chu kỳ đóng rắn ngắn nên quá trình đúc cũng được rút ngắn vì vậy hiệu suất sản xuất có thể tăng lên đáng kể. Một số ví dụ cụ thể cho nhựa nhiệt rắn : ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol formaldehyde (PF), nhựa melamin, poly este không no... Phối trộn với các phụ gia nhựa additive, nhựa epoxy có thể dùng để làm sơn, chủ yếu là sơn lót vì có tính bám dính tốt với các vật liệu khác. Trong lĩnh vực điện tử, nhựa epoxy còn làm chất cách điện để bảo vệ các thiết bị điện. Tiêu chí phân biệt các nhóm hạt nhựa thông thường trong cuộc sống hằng ngày

Hạt nhựa cứng có gì khác so với loại hạt nhựa nhiệt?

Nhựa cứng là loại hạt nhựa mà các phân tử bên trong kết nối với nhau tạo thành mạng lưới rất chặt chẽ. So với nhựa nhiệt, khi đun nóng cùng nhiệt độ thì nhựa cứng cũng không thay đổi tính chất vật lí vì cấu trúc các phân tử khó thay đổi. Vì vậy có thể nói nhựa cứng rất bền trước tác dụng của nhiệt cũng như cách điện rất tốt. Và một điểm nữa khác với nhựa nhiệt là nhựa cứng không thể nấu chảy để tái sử dụng nhiều lần. Sau đây là một số loại nhựa cứng hay áp dụng trong đời sống và các ngành công nghiệp được phối trộn với phụ gia để có thêm tính năng :
  • Nhựa PC(Polycarbonat): chịu lực và chịu nhiệt cao, dùng để làm kính xe, do độ trong cao và khó bị mài mòn. Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên nhựa nền PC kết hợp với các phụ gia nhựa khác để sản xuất ra bình, chai, nắp chứa thực phẩm..
  • Nhựa ABS (Acrylonitrin butadien styren): cứng nhưng không giòn, không thấm nước, và có độ dai cao nên chịu được va đập. Nhựa ABS cách điện nên dùng làm vỏ các thiết bị điện (vỏ ổ điện, bảng điện..), làm vỏ cho các thiết bị nhiệt lạnh,...
  • Nhựa HIPS (High Impact Polystyrene):  ứng dụng để làm các mặt bàn ghế, các chi tiết trong xe máy, trong công nghệ thực phẩm (hộp sữa chua, hộp đựng bánh kẹo) v.v…
  • Nhựa PA (Poly Amid, còn gọi là Nylon): có độ cứng cao, cách điện và nhiệt tốt và tiếp xúc được với các loại dầu, mỡ bôi trơn, hoặc xăng. Nhựa PA được dùng rộng rãi trong các ngành nghề ô tô, tàu thuyền, dùng làm phụ kiện máy móc như bánh răng, vòng bi ma sát, đệm giảm chấn, đĩa giảm xóc, máy móc chế biến giấy, máy móc in ấn, ...
  • Nhựa POM ( Polyoximethylene Resin): chịu lực và nhiệt tốt, độ đàn hồi tốt và chịu được ma sát dùng để làm làm bánh răng, van đóng mở trong các bình dầu khí, ...
Tiêu chí phân biệt các nhóm hạt nhựa thông thường trong cuộc sống hằng ngày

Loại hạt nhựa đàn hồi nào thường sử dụng trong sản xuất?

Nhựa đàn hồi là loại nhựa mà dưới tác động bên ngoài có thể biến dạng đàn hồi và trở lại hình dạng bạn đầu khi không chịu tác động nữa. Người ta thường nhầm lẫn nhựa đàn hồi với cao su vì tính co giãn giống nhau. Nhựa đàn hồi khi nung nóng chỉ bị biến dạng ít nhưng sẽ tự phân huỷ khi nhiệt độ cực cao. Dựa trên một số loại hạt nhựa đàn hồi sau đây, nhà sản xuất sẽ phối trộn với additive masterbatches để sản phẩm nhựa có thêm những đặc tính khác:
  • Nhựa PU (Polyurethane): có tính đàn hồi hơn cao su nên có độ bền bỉ dẻo dai tuyệt vời và chống va đập tốt, kháng dầu, chống xé rách, khó trầy xước. Vì vậy nhựa PU được ưa chuộng hơn cả cao su vì giảm được thời gian bảo hành máy móc.
  • Nhựa PVC (Polyvinylchloride): PVC chủ yếu dùng để bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa nhưng khả năng chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP. Sử dụng phổ biến trong công nghệ thực phẩm như làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng bao thực phẩm,…
Tiêu chí phân biệt các nhóm hạt nhựa thông thường trong cuộc sống hằng ngày
Tin tức khác
Nhựa làm cửa xe điện: Liệu có khả thi?
Xu hướng ô tô điện bùng nổ. Vật liệu nhựa cũng được tận dụng triệt để trong ngành công nghiệp này. Liệu nhựa làm cửa xe điện  có khả quan và hiệu quả?
Các ứng dụng của vật liệu PEF trong ngành công nghiệp bao bì

Vật liệu sinh học PEF có khả năng tái chế là một lựa chọn tuyệt vời cho nền kinh tế tuần hoàn. Hãy cùng xem lợi ích của nó cho ngành công nghiệp bao bì!

Ứng dụng hàng đầu của nhựa PEF trong ngành công nghiệp bao bì
Khám phá các ứng dụng hàng đầu của nhựa PEF trong ngành công nghiệp bao bì và cách vật liệu này tăng cường tính bền vững thân thiện với môi trường!
Giá ABS sẽ thay đổi như thế nào trong năm 2025?
Khám phá yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá ABS năm 2025, bao gồm chi phí nguyên liệu thô và quy định môi trường. Cập nhật xu hướng giá ABS mới nhất.
Các nhà sản xuất polyamide hàng đầu năm 2025 bạn nên biết
Khám phá các nhà sản xuất polyamide hàng đầu năm 2025. Tìm hiểu về đóng góp của họ cho ngành công nghiệp và lý do tại sao EuroPlas dẫn đầu.
 
arrow_upward