Xu hướng phát triển của ngành nhựa Việt Nam trong 5 năm tới

Nội dung bài viết

expand_more

Ở Việt Nam, so với các ngành công nghiệp lâu đời khác (như cơ khí, điện – điện tử, hoá chất, dệt may…) ngành công nghiệp nhựa còn khá mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành Nhựa Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, với mức tăng hàng năm từ 16% – 18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may). 

Đặc biệt, có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Với tốc độ phát triển nhanh, ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, định hướng dài hạn từ 5 năm đến 10 năm đã được Chính phủ, cơ quan bộ ngành và doanh nghiệp trên khắp cả nước đồng loạt ủng hộ, hoạch định chi tiết và nỗ lực cùng nhau. Bài viết dưới đây sẽ gợi mở cho quý đọc giả những xu hướng phát triển của ngành nhựa Việt trong 5 năm tới. Tham khảo ngay cùng EuroPlas nhé!

Xu hướng phát triển ngành nhựa của Việt Nam trong 5 năm tới

1. Xu hướng hiện tại của ngành nhựa Việt Nam

Trong phần đầu tiên, EuroPlas sẽ giới thiệu tổng quan về xu hướng hiện tại của ngành nhựa Việt Nam trong những năm gần đây. 

Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) đã công bố rằng: " Tổng số lượng doanh nghiệp trong ngành nhựa là 4000 doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp tư nhân chiếm đến gần 98% tổng số lượng trên khắp cả nước. Điều này mang đến nguồn sản phẩm nhựa dồi dào cũng như dễ dàng đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên toàn cầu."

Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa luôn đạt mức 2 con số, từ 12-15%/ năm. Đến nay, Việt Nam có thể sản xuất được các loại nguyên liệu như: PVC, PP, PET, PS, PE, với tổng công suất gần 3 triệu tấn/ năm.

Đến nay, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới và có mặt khắp các thị trường khó tính như: Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, cộng đồng các quốc gia châu  u, Nhật, Úc... Đặc biệt,  hầu hết các sản phẩm nhựa tại thị trường Việt Nam sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá như các nước Châu Á khác. Hiện nay, mức thuế giao động trung bình từ 8 - 30%. 

Bên cạnh những cơ hội, ngành nhựa Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức. Cụ thể như:

  • Máy móc hiện đại, khoa học kỹ thuật và công nghệ là yếu tố quan trọng làm suy giảm chất lượng chuỗi quy trình sản xuất cũng như cung ứng nhựa của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này bắt nguồn từ chi phí và đội ngũ nhân lực. Tuy nhiên, chúng ta đã dần có những phương án khắc phục bằng cách mở rộng áp dụng công nghệ hiện đại như: công nghệ ép phun, công nghệ đùn thổi, công nghệ in 3D,...

  • Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của thị trường sản phẩm nhựa Trung Quốc và Ấn Độ mang đến nhiều nỗi lo cho doanh nghiệp nội địa. Thế nhưng, Chính phủ phối hợp cùng các Cơ Quan Bộ Ngành để triển khai những chiến lược cụ thể không chỉ mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế mà còn cải thiện năng lực sản xuất trong nước.

Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất dây chuyền sản phẩm nhựa

Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất dây chuyền sản phẩm nhựa 

Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương, ngành nhựa phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các nhóm sản phẩm có tuổi thọ ngắn và tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm có tuổi thọ dài. Điển hình là việc giảm sản xuất nhựa bao bì và nhựa gia dụng tăng sản xuất nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình và hoạt động công nghiệp.

Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành nhựa nhằm thúc đẩy sản xuất, đầu tư và xuất khẩu; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất nhựa thực hiện các quy định về môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm ngành nhựa để bảo vệ nhà sản xuất Việt Nam và người tiêu dùng.

Ở nước ta, cơ cấu sản xuất nhựa chính bao gồm: nhựa bao bì (39%), nhựa gia dụng (32%), nhựa xây dựng (14%), nhựa kỹ thuật (9%) và loại nhựa khác (6%). Theo thống kê, để đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu, mỗi năm ngành Nhựa Việt Nam cần nhập khẩu hàng triệu tấn các loại nguyên liệu như PE, PP, PS… 

Tuy nhiên, khả năng trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 15-20% nhu cầu nguyên phụ liệu. Mỗi năm ngành Nhựa Việt Nam cần trung bình 2 – 2,5 triệu tấn nguyên vật liệu, nhưng lại đang phải nhập khẩu tới 75 – 80%. Việc này cũng dẫn đến thực trạng gia tăng chi phí nguyên liệu đầu vào. Đỉnh điểm nhất là khi chi phí này chiếm đến gần 70% chi phí sản xuất. 

Doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam cần chủ động tái cơ cấu đầu tư hoặc tăng cường năng lực nghiên cứu, tập trung đầu tư máy móc, theo chuẩn công nghệ mới; giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm…Đây là lộ trình phát triển trong từ 5 - 10 năm tới mà doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt và hành động trên phương diện quyết tâm, nỗ lực và kỷ cương. Chúng ta cũng cần phải biết được những xu hướng triển vọng của tương lai để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Tổng số lượng doanh nghiệp trong ngành nhựa là 4000 doanh nghiệp

Trong phần tiếp theo, EuroPlas sẽ giới thiệu 4 xu hướng được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong ngành nhựa tại Việt Nam trong 5 năm tới. Đừng bỏ lỡ nhé!

2. Xu hướng tương lai của ngành nhựa trong nước

Ngành nhựa được xem là một trong những mắt xích quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế xanh. Theo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương, ngành nhựa phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các nhóm sản phẩm có tuổi thọ ngắn và tăng tỷ trọng nhóm sản phẩm có tuổi thọ dài. Điển hình là việc giảm sản xuất nhựa bao bì và nhựa gia dụng tăng sản xuất nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật có tính chất cơ lý đặc biệt chuyên dùng trong thi công công trình và hoạt động công nghiệp. 

2.1. Xu hướng phát triển của sản phẩm nhựa bao bì

Thu nhập và mức chi tiêu của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sản phẩm đầu ra của nhựa bao bì. Việt Nam hiện có khoảng 14.000 doanh nghiệp bao bì. Trong đó, bao bì nhựa khoảng 9.200 doanh nghiệp. Chúng tôi ước tính, tăng trưởng của mảng bao bì nhựa trong năm 2024 ở Việt Nam sẽ nằm ở việc tăng trưởng chi tiêu cho thực phẩm, đồ uống không cồn.

Xu hướng bao bì nhựa được dự đoán sẽ trở nên rất phổ biến bởi vì đây là xu hướng tối giản và tái sử dụng tối đa các vật liệu nhựa đã qua sử dụng trên thị trường. Bên cạnh đó, các loại sản phẩm bao bì nhựa sẽ được chia ra thành 2 nhóm chính. Đầu tiên, bao bì nhựa được sản xuất từ nhóm nhựa PE. Đây là loại vật liệu nổi bật với 3 đặc điểm, cụ thể như sau: không thấm nước, không dẫn điện và không dẫn nhiệt. Đặc biệt, mức nhiệt chịu đựng của vật liệu đạt đến mức gần 230 độ C. 

Dòng vật liệu thứ hai để sản xuất sản phẩm bao bì nhựa chính là nhóm nhựa PP. Loại nhựa Polypropylene là vật liệu polymer được đánh giá rất cao về đặc điểm cơ học. Thêm vào đó, bao bì được làm từ vật liệu PP có độ bền rất tốt bởi khả năng chịu nhiệt từ 130 độ C - 170 độc C, khả năng chống oxy hóa trong thời gian dài cũng như không thấm nước và khí. 

Chính vì thế, bao bì nhựa sẽ rất dễ dàng ứng dụng trong đời sống thường ngày và chi phí sản xuất cũng không quá đắt, điều này đã đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường, phát triển nền kinh tế xanh và nâng cao tầm quan trọng của sản phẩm nhựa.

2.2. Xu hướng phát triển của sản phẩm nhựa kỹ thuật

Nhựa không chỉ được ứng dụng trong đời sống hàng ngày mà còn đóng góp vào sự phát triển của các sản phẩm kĩ thuật. Nhựa kỹ thuật (còn được biết đến với tên gọi Compound) là sự kết hợp giữa nền nhựa truyền thống (PP, ABS, PC,…) cùng các chất gia cường và phụ gia thích hợp dưới dạng hạt masterbatch. Điểm đặc biệt của vật liệu này nằm ở chỗ không có một công thức hay tỷ lệ thành phần cố định nào.

Xu hướng tăng trưởng mảng nhựa kỹ thuật phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp ô tô và ngành điện-điện tử. Đối với ngành ô tô dự kiến vẫn gặp khó khăn do thiếu chip toàn cầu. Nhựa kỹ thuật cũng góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu phần lớn lượng khí thải từ các phương tiện bởi vì chúng sẽ giúp làm giảm thiểu đáng kể trọng lượng của xe, vì vậy mà phương tiện sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. 

Mỗi năng ngành nhựa sản xuất đến hàng triệu tấn sản phẩm nhựa tiêu chuẩn

Đồng thời các tập đoàn lớn trong ngành đang có kế hoạch dịch chuyển hoặc tái cơ cấu chuỗi sản xuất theo hướng “Trung Quốc +1”. Kỳ vọng Việt Nam (vị trí địa lý gần Trung Quốc) sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong chính sách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu.

Trong bối cảnh, công nghệ tự động hóa được thúc đẩy mạnh mẽ thì xe điện và xe tự động lái cũng được rất nhiều quốc gia nghiên cứu,. Đây là tiền đề để vật liệu nhựa kỹ thuật phát huy tối đa sức mạnh và công dụng. Không những thế, xu hướng này cũng phát triển chính xác với định hướng của Bộ Công Thương và Hiệp hội nhựa Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030. 

2.3. Xu hướng phát triển của nhựa sinh học

Trong bối cảnh, biến đổi khí hậu và những tác động của môi trường sẽ làm thay đổi mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Đặc biệt, nhựa gần như xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm và chiếm tỷ lệ lên đến 70%, bởi lẽ đó nếu ngành nhựa không thay đổi và phát triển thì rác thải nhựa sẽ trở thành một vấn nạn không thể giải quyết. 

Đó là lý do mà các quốc gia nỗ lực phát triển và sản xuất các loại nhựa sinh học. Tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu Mordor Intelligence đã nghiên cứu và chỉ ra số liệu thống kê rằng: "Nhựa sinh học chính là xu hướng trọng điểm của ngành nhựa trong tương lai. Chúng được dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ  1,78 triệu Kiloton vào năm 2023 lên 3,95 triệu Kiloton vào năm 2028, tương đương gần 18% chỉ trong vòng 5 năm."

Phần lớn thành phần của nhựa sinh học bắt nguồn từ thiên nhiên như bã cà phê, khoai tây,... Bên cạnh đó, nhựa sinh học cũng sở hữu các đặc tính tương tự các loại nhựa thông thường như: chịu nhiệt, chống thấm, độ bền cứng, khả năng va đập và linh hoạt trong quá trình sản xuất, thích ứng với đa dạng lĩnh vực công nghiệp nặng.

Nhựa sinh học cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí với chiến lược giảm thiểu rác thải nhựa, lượng khí thải trên toàn cầu, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng xanh đối với các thương hiệu trên toàn cầu. Nhựa sinh học kết hợp với xu hướng sản phẩm bao bì nhựa sẽ thay đổi phần lớn xu hướng và hành vi tiêu dùng của rất nhiều quốc giá. Ví dụ, số lượng túi nilon không thể tái chế được thay thế hoàn toàn bởi các túi nhựa sinh học tại các hệ thống bán lẻ, siêu thị,... 

Nhựa sinh học ứng dụng vào ngành nhựa sản xuất bao bì sẽ là xu hướng mới của nhựa Việt Nam trong 5 năm tới

Hiện nay, ta có thể thấy rất nhiều thương hiệu F&B như Starbucks, Phuc Long,... đã thay đổi các vật phẩm quan trọng như: túi giấy, ống hút nhựa sinh học, ly giấy,... để loại bỏ hoàn toàn nhựa độc hại ra khỏi hệ thống cửa hàng. Báo cáo ngành nhựa của Motor Intelligence cũng đưa ra thông số để chứng minh tầm quan trọng của nhựa sinh học rằng: "Số lượng rác thải nhựa trên toàn cầu khoảng 300 triệu tấn / năm, trong đó 13 triệu tấn đã bị thải ra biển một cách mất kiểm soát. Nếu nhựa sinh học được ứng dụng phổ biến thì con số ấy sẽ giảm dần từ 2 - 3% mỗi năm. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được điều ấy, Chính phủ Việt Nam cần phải thực thi những chiến lược hợp tác bền vững với cộng đồng quốc tế."

Ví dụ điển hình như Kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định EVFTA. “Sau khi EVFTA đi vào hiệu lực, thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường EU được gỡ bỏ. Đây là một lợi thế lớn để gia tăng sản lượng sản phẩm nhựa xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam với một thị trường quan trọng là EU.

Chúng ta có thể thấy rằng ngành nhựa Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội để thúc đẩy mạnh mẽ các xu hướng "xanh" phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể lơ là vì còn đó rất nhiều những thử thách mà Chính phủ, doanh nghiệp cùng các Cơ Quan Bộ Ngành cần phải vượt qua. 
Việt Nam cần phải đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại trong chuỗi dây chuyền sản xuất, quản lý và cung ứng các sản phẩm nhựa trên phạm vi toàn cầu. Chúng ta phải tiếp tục mở rộng các hiệp định quốc tế vì số doanh nghiệp tư nhân nội địa đang chiếm đến gần 90%. Hơn thế nữa, Chính phủ sẽ kết hợp cùng Hiệp Hội Nhựa Việt Nam để đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sản xuất, đầu tư và xuất khẩu. 

Các doanh nghiệp sản xuất nhựa tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại

Các Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề về bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là cơ hội để họ trao đổi về kinh nghiệm, kiến thức lẫn công nghệ để cùng nhau mang đến những sản phẩm nhựa tốt nhất cho thị trường.

3. Giới thiệu về EuroPlas

EuroPlas tự hào là một trong những nhà sản xuất Filler Masterbatch lớn nhất thế giới và mang đến những sản phẩm nhựa sinh học tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. 

Sứ mệnh của EuroPlas là mang đến những giải pháp nguyên liệu tối ưu, thân thiện với môi trường để góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì thế, EuroPlas không ngừng nỗ lực để trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cung ứng nhựa nguyên liệu. 

Hiện nay, EuroPlas có 7 nhà máy với quy mô hàng chục ha tại 6 tỉnh thành là: Hà Nam - Yên Bái - Hải Phòng - Nghệ An - Long An và TPHCM. Các nhà máy được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn Châu  u, vì vậy mỗi năm chúng tôi đủ khả năng cung ứng đến 0.8 triệu tấn đáp ứng nhu cầu lớn của các khách hàng trên toàn quốc. 

Thêm vào đó, EuroPlas cũng là đối tác chiến lược của hàng ngàn nhà máy tại hơn 95 quốc gia trên toàn cầu. Ra đời từ năm 2007 đến nay, EuroPlas đã và đang chứng minh năng lực của mình với đội ngũ nhân sự tận tâm, chuyên nghiệp.

EuroPlas đã giới thiệu đến các đọc giả về xu hướng phát triển của ngành nhựa Việt Nam trong 5 năm tới. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành cùng EuroPlas để góp phần phát triển và nhân rộng nhựa sinh học trên toàn cầu nhé!

Tin tức khác
Top 10 đơn vị cung cấp nhựa cho màng co nhiệt PE
 Mua màng co nhiệt PE chất lượng ở đâu? Tham khảo ngay Top 10 đơn vị cung cấp nhựa cho màng co nhiệt PE cùng EuroPlas nhé!
Tất cả các loại nhựa có thể ép phun mà bạn nên biết

Nhựa đúc phun có thể nói là yếu tố then chốt quyết định chất lượng và hiệu quả sản xuất. Vậy những loại nhựa đúc phun nào phổ biến và được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Cách phân biệt giữa PE và màng HDPE
Khám phá sự khác biệt giữa màng HDPE và PE trong ngành bao bì. Chọn sản phẩm phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp của bạn.
Polypropylene có chống thấm nước không?
Tìm hiểu polypropylene có chống nước không, ứng dụng trong sản phẩm chống nước và cách sản phẩm PP của EuroPlas nâng cao hiệu suất.
 
PVC có chống thấm nước không? Tìm hiểu ngay về độ bền của chúng
Một thông tin không thể bỏ qua ngay lúc này là PVC chống thấm nước. Hãy cùng tìm hiểu về khả năng tuyệt vời này trong ứng dụng cuộc sống nhé!
arrow_upward