BiONext - bước tiến tất yếu của thời đại

Nhựa Châu Âu (EuP), công ty Việt Nam tiên phong phát triển nguyên liệu nhựa sinh học Bioplastic Compound cho ứng dụng trong sản xuất công nghiệp.

Nhựa sinh học là chủ đề đã và đang được nói đến nhiều trong những năm trở lại đây với vai trò là một giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa nói riêng và giải quyết một số bất cập tác động đến môi trường từ nhựa như hiện nay.

Nhựa sinh học BiONext
BioNext - Nhựa sinh học

Sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo

Nguyên liệu nhựa sinh học của EuP mang nhãn hiệu BiONEXT có nguồn gốc từ vật liệu thân thiện môi trường như tinh bột ngô, khoai, sắn…Đây là nguồn nguyên liệu tái tạo theo chu kỳ mùa vụ trong năm.

Nhựa sinh học BiONext

Có thể thấy rằng, sự dịch chuyển từ nguồn nguyên liệu hóa thạch sang nguyên liệu tái tạo là một bước tiến rất lớn của con người, mở ra con đường phát triển bền vững.

Bởi nguồn nguyên liệu hóa thạch sẽ ngày càng khan hiếm hơn, không có khả năng tái tạo ngay trong thời đại chúng ta, nên định hướng sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo vòng đời ngắn là một hướng giải pháp vô cùng tiềm năng mang lại sự phát triển cân bằng, bền vững.

Khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển đã và đang từng bước giải quyết được sự chuyển hóa nguồn nguyên liệu này.

Định hướng thị trường của BiONext

Trước hết chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn của ngành công nghiệp nhựa đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trong mấy thập kỷ qua.

Tuy nhiên, chính nhựa cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Thực trạng này đã được cảnh báo ở khắp mọi nơi, một số không ít các quốc gia đã có động thái cấm sản phẩm nhựa dùng một lần, vì nhận thấy các sản phẩm nhựa tiêu dùng sinh hoạt, nhựa dùng một lần là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn thế giới.

Nắm được thực trạng đó, EuP tạo ra dòng nguyên liệu nhựa sinh học BiONEXT đáp ứng cho thị trường các sản phẩm tiện ích này. Sản phẩm tiện ích được làm từ BiONEXT sẽ có tính năng tự hủy sinh học hoặc phân hủy sinh học nhanh bằng quá trình ủ phân.

Kết quả của quá trình phân hủy sẽ tạo ra nước, khí carbonic và bã mùn. Hiện nay, BiONEXT phát triển 3 dòng chính hướng đến ba lĩnh vực.

Một là dòng nguyên liệu BiONEXT 400 và 500. Đây là nhóm nguyên liệu cho thổi màng film sinh học, bao bì dẻo, có đủ tính dai và khả năng phân hủy sinh học.

Hai là dòng nguyên liệu BiONEXT 152 hướng đến phân khúc sản phẩm ép phun tạo ra các sản phẩm ly, thìa, dĩa hay tăm nha khoa có tính năng phân hủy sinh học

Nhựa sinh học BiONext

Ba là dòng BiONext 102, được thiết kế cho ngành công nghiệp ép đùn tạo ra các ống hút phân hủy sinh học

Đánh giá Cơ hội & thách thức của BiONext

Phát triển thành công vật liệu nhựa sinh học BiONEXT vào đúng thời điểm diễn ra triển lãm K-fair 2019. Đây chính là cơ hội vàng để EuP giới thiệu ra thế giới hồi cuối tháng 10.2019 vừa qua. Sự kiện đã thu hút đông đảo khách hàng, đối tác khi đến viếng thăm triển lãm.

Sản phẩm tiện ích được làm từ nguyên liệu nhựa sinh học, vừa có tính thân thiện với môi trường, vừa có tính tiện dụng trong cuộc sống công nghiệp hiện nay, nó được đánh giá có tiềm năng rất lớn trong việc dần thay thế các sản phẩm nhựa thông thường có nguồn gốc hóa thạch.

Thêm nữa với nhiều chính sách mới được ban hành về vấn đề môi trường nói chung, chính sách hạn chế đối với ngành nhựa nói riêng, đã mở ra cánh cửa phát triển cho nhựa sinh học như BiONEXT trên toàn thế giới.

Một yếu tố nữa cần kể đến chính là Việt Nam. Nước ta là một nước đứng đầu bảng trong hoạt động xuất khẩu lúa gạo và một số nông sản trong cả thập kỷ qua.

Ở một góc nhìn khác, thì nó sẽ giúp các Doanh nghiệp Việt có khả năng chủ động về nguồn tài nguyên tái tạo. Khi tận dụng được nguồn nguyên liệu này sẽ mang đến lợi thế không nhỏ cho nhựa sinh học BiONEXT.

Thách thức lớn nhất đối với nguyên liệu nhựa sinh học như BiONEXT hiện nay là yếu tố công nghệ kỹ thuật và chi phí. Hai yếu tố này liên quan trực tiếp đến nhau.

Để tạo ra được BiONEXT cần đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, đầu tư cho thiết bị máy móc công nghệ hiện đại mới có thể chuyển hóa vật liệu từ nguồn nguyên liệu tái tạo thành vật liệu sinh học có đủ đặc tính yêu cầu trong mỗi thành phẩm cuối.

Chính điều này dẫn đến giá cả của vật liệu sinh học cao hơn vật liệu có nguồn gốc hóa thạch đã phổ biến như hiện nay. Trong tương lai không xa, khi công nghệ kỹ thuật được chuyển giao, được phổ biến hơn, hoặc dễ dàng chuyển hóa các phế phẩm trong nông sản như thân cây lương thực, bã, vỏ…để tạo thành vật liệu nhựa sinh học, sẽ tác động làm giảm chi phí sản xuất trong nhóm này.

Kết hợp với sự khan hiếm nguồn nguyên liệu hóa thạch, Nguyên liệu sinh học như BiONEXT được đánh giá sẽ là tiến trình tất yếu tiếp theo của thị trường.

Những tính chất thân thiện môi trường của BiONext

Tính chất thân thiện môi trường của BiONEXT nằm ở chỗ nó là nguyên liệu tạo ra sản phẩm nhựa có khả năng phân hủy sinh học. Phân hủy sinh học là một quá trình nhờ sự tác động của vi sinh vật, trong điều kiện tự nhiên, làm cho sản phẩm phân hủy thành nước, khí carbonic và bã mùn.

Các yếu tố trong môi trường tự nhiên như vị trí, độ ẩm, nhiệt độ, lượng vi sinh vật khác nhau… sẽ mang lại kết quả phân hủy khác nhau. BiONEXT được thiết kế để các sản phẩm cuối có khả năng phân hủy trong vòng 12 tháng sau khi thải bỏ ra ngoài môi trường chung.

Nhựa sinh học BiONext

Quá trình phân hủy sinh học sẽ được thúc đẩy nhanh hơn bằng phương pháp ủ phân công nghiệp hoặc tại nhà đồng thời thu được bã mùn làm phân bón hữu cơ trong nông nghiệp.

Đây là phương pháp “Compost”. Phương pháp này rất phổ biến tại các nước phát triển trên thế giới.

Các sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học được gắn mác “Compostable” sẽ được thu gom để đưa vào xử lý trong các nhà máy (Compost Industrial) hoặc bằng thùng ủ riêng tại vườn trong các hộ gia đình (Compost Home). Bã mùn thu được của quá trình “compost” được sử dụng làm phân trồng cho cây.

Chu trình khép kín dựa trên nền tảng hệ sinh thái chính là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững của nhựa sinh học.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận mẫu sản phẩm BiONext từ EuroPlas, vui lòng liên hệ đội ngũ nhân viên của chúng tôi!
 
Tin tức khác
Nhựa sinh học từ khoai tây có phù hợp để in 3D không?
Bài viết này sẽ phân tích chi tiết đặc điểm, lợi ích, thách thức và các hướng nghiên cứu hiện tại liên quan đến việc sử dụng nhựa khoai tây trong in 3D.
Nhựa sinh học bột sắn là gì? Hướng dẫn đầy đủ
Bài viết này sẽ đi sâu vào quy trình sản xuất, ưu điểm và những thách thức của nhựa sinh học từ bột sắn, đồng thời nêu bật tiềm năng của nó trong xu hướng phát triển bền vững.
Nhựa sinh học từ tre: Liệu có phải là tương lai?
Khi những lo ngại về ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường đã thúc đẩy sự phát triển của nhựa sinh học từ tre.
Nhựa PHA khác gì so với PLA và PBAT?
Bài viết này sẽ phân tích cách nhựa PHA nổi bật so với PLA và PBAT.
Xu hướng thị trường nhựa sinh học năm 2025
Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về các xu hướng quan trọng định hình tương lai của thị trường nhựa sinh học.
arrow_upward