Hiện nay, các dòng nhựa Epoxy đang rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Dựa vào đặc điểm vật lý cũng như tính chất cấu trúc phân tử, Nhựa Epoxy đủ sức cạnh tranh với các vật liệu nhựa thông thường như: nhựa polypropylene (PP), nhựa Polycarbonate (PC), nhựa Polyvinyl chloride (PVC),... Vậy nhựa Epoxy có độc không? Trong bài viết này EuroPlas sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức về nhựa Epoxy. Sẽ có rất nhiều thông tin hấp dẫn mà bạn có thể chưa biết về nhựa Epoxy. Hãy tham khảo ngay nhé!
Nhựa Epoxy ở dạng keo
1. Tổng quan định nghĩa nhựa Epoxy
Trước hết, chúng ta hãy tham khảo về định nghĩa của dòng nhựa Epoxy để có góc nhìn tổng quát về chúng nhé!
Nguồn gốc của vật liệu nhựa Epoxy bắt nguồn từ nhựa composite, đây là một hoạt chất hữu cơ. Đặc biệt, nhựa Epoxy có khả năng kháng lại các tác động của môi trường tốt hơn những gốc nhựa thông thường bởi vì tính chất vật lý & cơ học đặc biệt của chúng.
Bên cạnh đó, cấu trúc hóa học của nhựa Epoxy không chứa các phân tử của nhóm Este, điều này hình thành sự kết dính, tạo ra chất dẻo và có khả năng kháng nước ổn định theo thời gian.
Hình nhựa Epoxy được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp
Đặc biệt, nhựa Epoxy cũng được biết đến là một trong những họ của dòng vật liệu monomelic hoặc oligomeric, chúng có khả năng phản ứng để hình thành các phân tử Polyme nhiệt. Điều này giúp nhựa Epoxy đủ điều kiện để kháng các hóa chất mạnh hoặc dung môi cao, từ đó hình thành độ kết dính. Nhờ vào cấu trúc hóa học, tính linh hoạt của nhựa Epoxy vượt trội hơn rất nhiều so với các vật liệu cùng phân khúc.
2. Nét đặc biệt trong cấu trúc và thành phần hóa học của nhựa Epoxy
Nhựa Epoxy là một trong những vật liệu nhựa sở hữu cấu trúc phân tử khá phức tạp, nhưng cũng rất hấp dẫn với các nhà khoa học.
Thành phần hóa học bao gồm nhóm Epoxide được hình thành từ những liên kết ngang trong phân tử. Bên cạnh đó, các nguyên liệu thô như: epichlorohydrin và bisphenol-A cũng là thành phần không thể thiếu để tạo nên nhựa Epoxy đạt chuẩn.
Sản xuất nhựa Epoxy
Sự ra đời của các chất đóng rắn và chất xúc tác bắt đầu quá trình liên kết ngang, dẫn đến việc chuyển đổi nhựa lỏng thành vật liệu rắn có độ bền cơ học và độ ổn định nhiệt đặc biệt.
Nhựa Epoxy đã ra đời từ những năm 1950 tại Úc và được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp nặng. Đặc biệt, nhựa Epoxy còn được hiểu là một hệ thống polymer bất kỳ tại đây vòng epoxide hoặc oxirane sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp Binder cùng nhau. Chính vì vậy, nhựa Epoxy được xếp vào loại nhựa nhiệt rắn.
3. Nhựa Epoxy có độc không và cách sử dụng nhựa Epoxy đúng cách
Các nhà khoa học đã chứng minh thành phần cũng như cấu trúc hoá học của nhựa Epoxy không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng nên lưu ý một số thông tin quan trọng về cách bảo quản nhựa Epoxy. Cụ thể như sau:
- Nhựa Epoxy sẽ tốt hơn nếu được bảo quản ở nhiệt độ thấp và hạn chế những khu vực ẩm mốc hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Khi bạn tiếp xúc với nhựa Epoxy bạn cũng cần sử dụng găng tay bảo hộ để tránh bị dị ứng. Triệu chứng dị ứng của nhựa Epoxy chỉ là biểu hiện nhỏ và không ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên, những người có làn da nhạy cảm sẽ có cảm giác ngứa và khó chịu trong một khoảng thời gian.
- Nếu bạn bị dị ứng nhựa Epoxy trên vùng da của mình, bạn có thể sử dụng giấm ăn. Trong trường hợp bạn muốn khử khuẩn các vật dụng đã tiếp xúc hoặc sản xuất từ Epoxy, dung dịch Acetone là sự lựa chọn phù hợp.
- Bên cạnh đó, nhựa Epoxy khi chưa ở trạng thái rắn và các chất xúc tác có thể ảnh hưởng đến môi trường. khi bỏ Epoxy thừa vào thùng rác ta phải gói kỹ bằng bao nilon.
4. Phân loại nhựa Epoxy
Hiện nay, thị trường có 3 loại nhựa Epoxy phổ biến nhất lần lượt là Nhựa Epoxy nền Bisphenol - A, Nhựa Epoxy nền Bisphenol - F, Nhựa Epoxy nền Novolac. Mỗi loại sẽ sở hữu những đặc điểm và tính chất riêng biệt.
4.1 Nhựa Epoxy nền Bisphenol - A
Đây là loại nhựa Epoxy được kết hợp từ Bisphenol A và Epichlorohydrin. Loại nhựa Epoxy này có khả năng chống được những tác động từ nhiệt độ môi trường, hóa chất cũng như có độ cứng cao. Lý do chính là vì nó sở hữu hợp chất Bisphenol - A trong cấu trúc thành phần.
Đặc biệt, Nhựa Epoxy nền Bisphenol - A cũng có thể kháng các hóa chất mạnh bởi vì cấu trúc chỉ chứa các liên kết carbon cũng nhóm Ete thay vì nhóm ester.
Nhựa Epoxy nền Bisphenol - A
Hơn nữa, loại nhựa Epoxy này cũng không quá khó khăn khi kết hợp và tương tác với các vật liệu nhựa khác bởi vì chúng sở hữu các nhóm hydroxyl và các nhóm epoxy ở đầu mạch.
4.2 Nhựa Epoxy nền Bisphenol - F
Nhựa Epoxy nền Bisphenol - F có cấu trúc tương tự so với loại Bisphenol - A. Điểm khác nhau giữa chúng là Nhựa Epoxy nền Bisphenol - F chỉ có nhóm methylene nối hai vòng benzen thay cho nhóm isopropylidene trong Bisphenol - A.
Chính điều này đã khiến loại nhựa Epoxy Bisphenol - F nhận được độ nhớt thấp hơn cũng như suy giảm quá trình thủy tinh hóa. Ví dụ, độ nhớt phân tử tiêu chuẩn của Epoxy Bisphenol - A sẽ trên 10.000 đến khoảng 16000 cps. Trong khi đó, con số này của nhựa Epoxy Bisphenol - F chỉ từ trên 3000 đến 8000 cps
Nhựa Epoxy nền Bisphenol - F
Bên cạnh đó, khối lượng phân tử của Epoxy nền Bisphenol - F cũng thấp hơn từ 4 - 5 lần so với loại Bisphenol - A. Tuy nhiên, điểm mạnh của loại nhựa Epoxy Bisphenol - F đến từ sự kết nối methylene của hai nhóm phenolic thay cho nhóm isopropyl trong nhựa epoxy nền Bisphenol A.
Chính vì vậy, chúng sẽ được gia tăng khả năng chịu nhiệt, kháng hóa chất hay dung môi tốt hơn và nhiệt độ thủy tinh hóa ổn định.
4.3 Nhựa Epoxy nền Novolac
Cấu trúc chặt chẽ là điểm mạnh nổi bật nhất của loại nhựa Epoxy nền Novolac. Đặc biệt, điều này càng được minh chứng khi nhựa Epoxy nền Novolac vẫn sẽ duy trình khả năng chống hóa chất bền vững kể cả tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao khoảng 260 độc C cùng mức áp suất đến 69Mpa.
Độ nhớt của nhựa Epoxy nền Novolac cao nhất trong ba loại, thông số ước tính từ 30.000 đến khoảng 500.000 cps. Loại nhựa Epoxy thường được ứng dụng trong sản xuất làm sơn bột. Đặc biệt, khả năng kháng dung môi & hóa chất cao được đẩy lên tôi đa khi chúng kết hợp với amin béo.
Nhựa Epoxy nền Novolac.
5. Đặc điểm chung của nhựa Epoxy
Nhựa Epoxy cũng đã chứng minh đực đặc điểm và tính chất của mình đủ sức cạnh tranh so với các loại nhựa khác trên thị trường.
- Tính chất cơ học và nhiệt độ: nhựa Epoxy có độ nén và bền kéo khá cao. Nó được ứng dụng tốt trong các sản phẩm chịu lực lớn. Khả năng chịu nhiệt độ của nhựa Epoxy cũng rất đáng khâm phục khi mức chịu nhiệt có thể đạt trên 260 độ C trong thời gian dài, điều này giúp chúng được sử dụng trong ngành công nghiệp năng hoặc điện tử. Ngoài ra, nhựa Epoxy cho phép nhà sản xuất dễ dàng tạo hình bởi vì tính linh hoạt trong cấu trúc hóa học, ví dụ nhựa Epoxy có thể làm thành sơn bột hoặc hợp chất keo dính.
Nhựa Epoxy được xếp vào loại nhựa nhiệt rắn
- Nhờ vào cấu tạo hút chân không, nhà sản xuất không gặp khó khăn khi kết hợp nhựa Epoxy với các loại nhựa khác hoặc các loại phụ gia nhựa để gia tăng đặc điểm cốt lõi.
- Độ co ngót thấp khi trong quá trình đóng rắn cũng là ưu điểm của nhựa Epoxy. Chính vì vậy, nhựa Epoxy bám dính tốt trên đa dạng các bề mặt vật liệu như: gỗ, bê tông, kính hay kim loại. Chúng được ứng dụng phổ biến trong ngành trang trí 3D.
Phôi nhựa Epoxy có đặc điểm tốt về tính chất vật lý và cơ học
- Bởi vì các nhóm Este không tồn tại trong cấu trúc hóa học của nhựa Epoxy, vì vậy chúng có khả năng chịu nhiệt, chống hóa chất hoặc dung môi mạch và kháng nước tốt. Bên cạnh đó, nhựa Epoxy cũng được sử dụng như một chất kháng điện và khá phổ biến trong cơ khí.
Tuy nhiên, nhựa Epoxy cũng có những điểm yếu nhất định, nhưng nó không quá nhiều và không quá ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm cuối cùng. Các điểm yếu như sau:
- Nhựa Epoxy nếu không được pha chế đúng cách sẽ rất khó đạt đến mức độ cứng tiêu chuẩn và năng suất không cao.
Nhựa Epoxy được sản xuất thành các miếng nhựa cứng phục vụ cho các ngành công nghiệp nặng
- Nhựa Epoxy khi chế tạo thành các sản phẩm sơn có thể gây ra mùi hôi hoặc dị ứng với da.
- Nhựa Epoxy ở dạng sản phẩm sơn hoặc thể lỏng dễ bị tác động bởi tia UV
6. Ứng dụng của nhựa Epoxy
- Đồ trang trí nội thất: Nhựa Epoxy được kết hợp với các chất tạo màu và sử dụng như một chất phủ lên bề mặt sản phẩm nội thất như bàn, tủ. Keo Epoxy sẽ giúp sản phẩm gia tăng độ bóng, hạn chế những ảnh hưởng bên trong, cải thiện chất lượng cũng như tăng giá trị sản phẩm.
- Ngành trang sức: Epoxy được sản xuất ở dạng lỏng thành keo. Sau đó, chúng được kết hợp cùng các phụ kiện hoặc màu sắc theo sở thích khách hàng và được cô đọng lại ở thể rắn.
ứng dụng nhựa Epoxy trong sản xuất vật dụng trang sức trang trí
- Thi công nhà cửa: nhựa Epoxy được sử dụng như một lớp phủ lên bề mặt sản nhà. Nó không chỉ để trang trí, tăng sự sang trọng mà còn bảo vệ sàn nhà khỏi tình trạng xuống cấp hoặc ẩm mốc.
- Thiết bị điện tử: bởi vì tính chất cách điện, Epoxy cũng có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử. Ví dụ như: bảng mạch, keo tản nhiệt hoặc tấm phíp thuỷ tinh.
- Sản xuất các loại keo: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của vật liệu nhựa Epoxy. Keo được làm từ nhựa Epoxy thích ứng hầu hết với mọi bề mặt vật liệu như: gỗ, nhôm, thuỷ tinh hay kim loại.
Nhựa Epoxy được sử dụng như lớp phủ lên bề mặt
- Vật dụng thường ngày: Nhựa Epoxy có tính kháng khuẩn, chúng cũng được ứng dụng trong sản xuất tô nhựa, bát, đũa sử dụng trong đời sống thường ngày.
- Ngành y tế: Đặc biệt, nhựa Epoxy được kết hợp với các phụ gia nhựa để tăng khả năng chống lại Axit, hoá chất hoặc dung môi mạnh. Điều này kết hợp với khả năng kháng khuẩn giúp nhựa Epoxy được sử dụng trong ngành y tế. Chúng được sản xuất thành những sản phẩm y tế sử dụng trong các cuộc tiểu phẫu.
Nhựa Epoxy phủ sàn
EuroPlas đã gửi đến các bạn thông tin chi tiết nhất về nhựa Epoxy cũng như câu trả lời cho câu hỏi "Nhựa Epoxy có độc không". Tiếp tục theo dõi EuroPlas Blog để cập nhật những thông tin hấp dẫn tiếp theo nhé!