Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn: nên chọn loại nào?

Nội dung bài viết

expand_more

Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn là hai vật liệu phổ biến và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực để phục vụ cho đời sống con người. Tuy nhiên, nếu chúng ta chưa có kinh nghiệm và không am hiểu quá nhiều về nhựa công nghiệp, nó sẽ rất khó phân biệt giữa hai loại nhựa này. Hơn thế nữa, bạn sẽ phân vân khi lựa chọn chúng. EuroPlas sẽ cung cấp thông tin chi tiết và sự khác nhau giữa hai vật liệu này nhé!

Thermosets vs Thermoplastics Which one to choose

Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn nên chọn loại nào

1. Tổng quan về nhựa nhiệt dẻo

Tổng quan, nhựa công nghiệp được biết đế là chất dẻo hoặc polymer. Đây là vật liệu được tổng hợp từ các hợp chất cao phân tử. Nhựa công nghiệp được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ gia dụng hoặc công nghiệp gắn liền với đời sống con người như:  ống dẫn điện, áo mưa, các kệ tủ quần áo,... Đặc biệt, các chất liệu dựa hiện nay gồm hai loại là: nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.  

1.1 Định nghĩa nhựa nhiệt dẻo 

Nhựa nhiệt dẻo chính là một dạng của polymer và được nấu chảy để biến thành chất lỏng dưới sự tác động của nhiệt độ cao và chúng sẽ trở lại dạng rắn khi nhiệt độ giảm dần. Đó chính là lý do vì sao, loại nhựa công nghiệp này sở hữu khả năng linh hoạt trong thiết kế rất cao cũng như có thể được tái sử dụng nhiều lần. 

Nhựa Nhiệt Dẻo khá giống với thủy tinh. Thêm vào đó, vật liệu rất dễ dàng bị gãy vụn thành nhiều mảnh nhỏ khi ở trạng thái đóng băng. Ngoài ra, các sản phẩm nhựa nhiệt dẻo tổng hợp cũng được sản xuất bằng phương pháp kết nối các phần tử nhỏ (monome) lại với nhau thành một chuỗi, quá trình này được gọi là trùng hợp.

Thermoplastic is a type of polymer that undergo a phase transition from solid to liquid when exposed to elevated temperatures

Nhựa nhiệt dẻo chính là một dạng của polymer và được nấu chảy để biến thành chất lỏng dưới sự tác động của nhiệt độ cao.

Chỉ từ một chuỗi polyme đơn đã có thể tạo ra được hàng nghìn monome. Các nguyên tử có thể liên kết với nhau bằng sự kết nối cộng hóa trị khá mạnh trong khi lực giữa các chuỗi polymer là khá yếu.  

1.2 Đặc điểm của nhựa nhiệt dẻo

Hiện nay, vật liệu nhựa nhiệt dẻo sở hữu đa dạng mẫu mã với mật độ tinh thể cũng như cấu trúc khác nhau. Có 3 loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến nhất trên thị trường chính là Polyurethane, Polycarbonate và Acrylic.

Hầu hết, trọng lượng phân tử trong các loại nhựa nhiệt dẻo rất cao. Tính chất hóa học của chúng sẽ không thay đổi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, chỉ có tính chất vật lý sẽ biến mất đi dưới sự tác động của nhiệt độ. Điều này có nghĩa rằng vật liệu sẽ trở nên mềm và dẻo hơn, nhưng chúng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái rắn bằng nước lạnh. 

Mặc dù nhựa polymer dẻo được tìm kiếm và phát hiện vào giữa những năm 1800, nó chỉ thật sự phổ biến và được tận dụng tối đa vào những năm của thế kỷ 20. Đặc điểm nổi bật của loại vật liệu này là sự linh hoạt trong tính chất vật lý. 

Tuy nhiên, độ bền sẽ không được đánh giá quá cao do cần được hỏa lỏng. Kế đến, nhựa nhiệt dẻo tỏa ra mùi khá khó chịu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nhựa nhiệt dẻo cũng giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí và hạn chế tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng, bởi vì chúng có thể được tái chế nhiều lần. Đó chính là lý do vì sao nhựa nhiệt dẻo được tận dụng triệt để trong rất nhiều lĩnh vực. 

1.3 Ứng dụng phổ biến của nhựa nhiệt dẻo

Mỗi loại nhựa nhiệt dẻo sẽ có những ưu điểm và đặc tính riêng. Vì vậy, chúng cũng sẽ được tối ưu hóa trong từng sản phẩm và lĩnh vực khác nhau. Bạn phân biệt dựa vào các loại ký hiệu khắc dưới đế của sản phẩm nhựa. Ví dụ như:

  • Loại nhựa PET (Polyethylene Terephthalate): Được sử dụng trong ngành hàng đóng chai và dệt may. Nhựa nhiệt dẻo PET được kiểm định an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp thực phẩm.
  • Loại nhựa PS (Polystyrene): Nhựa nhiệt dẻo PS được sản xuất thông qua quy trình stiten và có thể tái chế nhiều lần sau thời gian dài sử dụng. Loại nhựa này thường tồn tại ở dạng cứng, không có mùi khó chịu và màu trong suốt khi ở điều kiện thông thường. Đặc biệt, nhựa PS có giá thành không quá cao bởi vì nó dễ dàng pha trộn và được gia công từ nhiều phương pháp ép. Nó kháng nước khá tốt nên được ứng dụng để làm dụng cụ ăn uống nhựa, đồ chơi trẻ em, vỏ nhựa CD hay đĩa DVD.

Ứng dụng của nhựa nhiệt dẻo vào các sản phẩm thường ngày

  • Loại nhựa nhiệt dẻo PVC (Polyvinyl Chloride): Tùy theo công thức cấu thành,  Loại nhựa này có thể chịu được mức nhiệt độ khắc nghiệt giao động từ -55 độ C đến 100 độ C. Chính vì vật, độ linh hoạt và sự bền bỉ là hai đặc trưng cơ bản của vật liệu này. Chúng được tận dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và y học như: dây cáp, bọc kim loại, ống dẫn nước, thiết bị lọc máu, túi xách tĩnh mạch hay ống hô hấp. 
  • Loại nhựa PP - Polypropylene: Vật liệu nổi bật với giá thành thấp, không màu cũng như không mùi. Tuy nhiên, nhựa nhiệt dẻo PP không chịu được nhiệt độ trong thời gian quá lâu, mức nhiệt độ trung bình mà vật liệu này có thể đáp ứng là từ 130 - 170 độ C. Bên cạnh đó, nhựa nhiệt dẻo PP cũng chống thấm rất ổn định cùng với độ cứng cao, giúp nó rất khó bị kéo dãn hay biến dạng dưới tác động lớn. Chính vì vậy, nhựa PP được sử dụng trong ngành in ấn, thực phẩm y tế hay tiêu dùng nhanh. 

Nhìn chung, nhựa nhiệt dẻo được dùng để chế tạo các sản phẩm gần gũi với đời sống của con người và là vật liệu không thể thiếu trong rất nhiều lĩnh vực.

Ứng dụng nhựa nhiệt dẻo trong lĩnh vực sản xuất ô tô

Ứng dụng nhựa nhiệt dẻo trong lĩnh vực sản xuất ô tô

Bên cạnh nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn cũng phổ biến không kém cạnh. Trong phần tiếp theo, EuroPlas sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về vật liệu này nhé! 

2. Tổng quan về nhựa nhiệt rắn 

Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng, nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo sẽ phát huy hết ưu điểm của mình. Nhựa nhiệt rắn xuất hiện cùng thời điểm với nhựa nhiệt dẻo, nhưng nó được phổ biến sớm hơn trên thị trường.

2.1 Định nghĩa nhựa nhiệt rắn

Dưới tác dụng của phản ứng hóa học, nhựa nhiệt rắn có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều. Cùng với đó, nhựa nhiệt rắn không thể nóng chảy cũng như hòa tan trở lại trạng thái ban đầu.

Đầu tiên, chúng sẽ ở trạng thái lỏng. Sau khi bị tác động bởi áp suất cũng như quá trình gia nhiệt, vật liệu sẽ trở nên rắn và cứng hơn. Trạng thái rắn sẽ tồn tại vĩnh viễn khi nhựa được làm nguội. Chính vì thế, loại vật liệu này không có khả năng tái chế như nhựa nhiệt dẻo.

Nhựa nhiệt rắn có thể chuyển sang trạng thái không 3D

Không những thế, nhựa nhiệt rắn sẽ tỏa ra mùi hương rất khó chịu khi bạn đốt chảy chúng ra. Tính linh hoạt cũng là một trong những điểm yếu của dòng nhựa này.  Tuy nhiên, loại nhựa này vẫn sở hữu không ít những đặc điểm nổi bật và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp nặng cụ thể.  

2.2 Đặc điểm của nhựa nhiệt rắn 

Nhựa nhiệt rắn có tuổi thọ sử dụng cũng như độ bền cao hơn so với nhựa nhiệt dẻo, điều này vẫn được duy trì ổn định sau thời gian dài sử dụng. Do tồn tại vĩnh viễn ở thể rắn, chúng có khả năng chịu lực rất tốt và hạn chế tối đa những hư hỏng. 

Điểm đặc biệt và tối ưu nhất của nhựa nhiệt rắn chính là chúng không bị biến dạng về tính chất vật lý dưới sự tác động của nhiệt độ cao. Trong khi đó, nhựa nhiệt dẻo sẽ dễ dàng bị nóng chảy và trở nên mềm hơn rất nhiều. Đó chính là lý do vì sao, nhựa nhiệt rắn dùng để chế tạo các sản phẩm cần độ bền, chất rắn và có kích thước lớn. 

Nhựa nhiệt rắn có độ bền cao

Nhựa nhiệt rắn có độ bền cao

Cũng nhờ vào ưu điểm nổi trội này mà nhựa nhiệt rắn đủ khả năng thay thế cho một số ứng dụng kim loại, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Chi phí sản xuất của nhựa nhiệt rắn cũng sẽ thấp hơn kim loại. Bên cạnh đó, nhựa polymer rắn có độ dẫn nhiệt thấp và bề mặt hoàn thiện theo yêu cầu. 

Vật liệu được sản xuất với đa dạng mẫu mã và màu sắc, cũng là đặc điểm thu hút khách hàng. Cuối cùng, nhựa nhiệt rắn thể hiện khả năng chống nước cũng như chống ăn mòn hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trong sản xuất công nghiệp nặng.

2.3 Ứng dụng của nhựa nhiệt rắn 

Một số loại nhựa nhiệt rắn phổ biến trên thị trường như: nhựa PC (Polycarbonate), nhựa PA (Polyamide), nhựa Epoxy hay Epoxy Resin, nhựa ABS (Acrylonitrin Butadien Styren). Mỗi loại sẽ được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất riêng biệt như: 

  • Nhựa PC - Polycarbonate: Có độ trong suốt cao cũng như khả năng chống thấm khí cao hơn nhựa PVC hay PE. Vì vậy, nó được sử dụng để làm kính xe. Nhựa có thể chịu nhiệt độ lên đến 100 độ C, chống ăn mòn tốt và không xảy ra phản ứng với các thành phần hóa học trong thực phẩm.

Ứng dụng của nhựa nhiệt rắn PC
  • Nhựa PA - Polyamide: Vật liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng hải, ô tô hay sản xuất phụ kiện như vòng bi ma sát, bánh răng. Bởi vì nó có độ ma sát thấp, độ cứng cao cùng khả năng chịu được các loại dầu mỡ bôi trơn cũng như cách nhiệt, điện ổn định. 
  • Nhựa Epoxy hay Epoxy Resin: Loại nhựa này sẽ tạo thành một liên kết vô cùng bền vững và gần như không thể phá vỡ nếu như nó được làm đông. Nhựa nhiệt rắn Epoxy dễ dàng pha trộn với các màu sắc khác nhau để làm thành sản phẩm tranh vẽ 3D, phụ kiện trang sức hoặc các loại keo dán. Ngoài ra, nhựa cũng thường được tận dụng trong các ứng dụng kết dính như ván trượt.
  • Nhựa Nhiệt Rắn ABS - Acrylonitrin Butadien Styren: Dòng nhựa nhiệt rắn nổi bật về độ dai và khả năng chịu va đập cũng như không thay đổi hình dạng đáng kể khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.  Khả năng kháng nước, cách điện cũng là những điểm mạnh của loại vật liệu ABS. Vì vậy, nó được dùng để làm bảng điện, ống dẫn nước, vỏ điện thoại, thiết bị điện lạnh hay bao bì.

Nhựa ABS được sử dụng làm đồ chơi trẻ em như: Lego

 3. 7 sự khác nhau nổi bật giữa nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn

 Đặc Điểm  Nhựa Nhiệt Rắn Nhựa Nhiệt Dẻo 
 Dạng Phân Tử:   Loại nhựa tồn tại ở dạng dây xích và có các chuỗi monome không liên kết với nhau. 
Vì vậy, nó không quá khó để tái sử dụng cũng như thay đổi hình dạng bằng cách gia nhiệt.
Các monome sẽ tồn tại ở dạng sợi và không có sự liên kết trước khi nung nóng với nhiệt độ cao. 
Các monome sẽ hình thành mối liên kết bền vững, không thể bị phá vỡ sau khi bị nung nóng. 
 Số Lượng Phân Tử Trong Thành Phần:  10.000 - 1.000.000 sẽ là số lượng phân tử trung bình có trong nhựa nhiệt dẻo   Số lượng phân tử trong nhựa nhiệt rắn sẽ tối thiểu trên 10.000
 Khả Năng Chịu Nhiệt:  Cao: nhiệt nhựa rắn sẽ không thể trở lại trạng thái ban đầu sau quá trình đúc. 
Chính vì vậy, nhựa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu như khả năng chịu nhiệt quá thấp.
 Thấp: nhựa nhiệt dẻo cần trải qua quy trình hóa lỏng trước khi sử dụng, nên khả năng chịu nhiệt gần như không có.
 Khả Năng Chịu Bền Sau Thời Gian Dài Sử Dụng:  Dòng nhựa này chịu tác động của nhiệt và mức oxy hóa cực kỳ hiệu quả. 
Vì vậy, nó thường được sử dụng cho các sản phẩm tiếp xúc nhiều với điều kiện ngoài trời và khí hậu khắc nghiệt.
 Trong khi đó, nhựa nhiệt lỏng sẽ cần phải kết hợp thêm một số chất phụ gia và công nghệ hiện đại để gia tăng độ bền.
 Tính Cơ Học:  Tính chất vật lý là cứng và khá giòn.   Tính chất vật lý là sự mềm và dẻo. Vì vật, tính linh hoạt cũng sẽ cao hơn nhựa nhiệt rắn
 Khả Năng Đúc:  Nhựa nhiệt rắn sẽ không thể tái chế hoặc nung nóng lại bởi vì tính chất hóa học của nó đã bị thay đổi sau quá trình sản xuất  Nhựa nhiệt dẻo được đúc hoặc tái chế một cách dễ dàng. Chính vì thế, khả năng tái sử dụng tốt hơn. 

Sự khác nhau trong cấu trúc hóa học của nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn

4. Lời kết 

EuroPlas đã gửi đến đọc giả những thông tin bổ ích và chi tiết nhất về hai dòng vật liệu nhựa công nghiệp phổ biến, chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức hấp dẫn và hữu ích trong đời sống hàng ngày. Hãy tiếp tục theo dõi EuroPlas để cập nhật những tin tức mới nhất về “Thế Giới Nhựa” nhé!

 
Tin tức khác
Nhựa PBS: Định nghĩa và Ứng dụng Nổi Bật
Hướng dẫn toàn diện về nhựa PBS, bao gồm định nghĩa, tính chất và ứng dụng. Tìm hiểu vai trò của PBS trong việc thúc đẩy vật liệu và quy trình bền vững.
Tổng quan về nhựa TPU: Những điều bạn cần biết
Khám phá tất tần tật về nhựa TPU và những lợi ích độc đáo của nhựa TPU trong đời sống.
Tấm Polystyrene trong ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ
Khám phá tính linh hoạt của tấm polystyrene trong chế tạo, xây dựng và cách nhiệt. Nhẹ, bền và có thể tùy chỉnh cho các ứng dụng vô tận!
Vai trò của vật liệu PS trong ngành công nghiệp hiện đại
Đang gặp khó khăn về hiệu quả vật liệu và chi phí? Vật liệu PS cung cấp giải pháp linh hoạt cho các ngành công nghiệp hiện đại. Khám phá cách nó nâng cao hiệu suất và tính bền vững ngay hôm nay! 
 
Top những nhà sản xuất nhựa ABS mà bạn cần biết
Khám phá các nhà sản xuất nhựa ABS hàng đầu thế giới và hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
arrow_upward