“Liệu con người có đang bị quá ám ảnh về tác động tiêu cực của túi ni lông không?”, đây vẫn luôn là điều gây tranh cãi khi thảo luận. Mọi người đều biết rằng túi ni lông rất khó phân hủy và có những tác động không tốt đến môi trường. Nhưng tại sao mọi người vẫn sử dụng chúng? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu túi ni lông là gì, tác động của túi ni lông đối với môi trường và đề giải pháp để hạn chế vấn đề này.
1. Túi ni lông là gì?
Túi ni lông là vật chứa hoặc bao bì được làm từ sự kết hợp của nhựa và phụ gia. Nguyên liệu phổ biến nhất để sản xuất túi ni lông là Polyetylen được sản xuất từ dầu thô hoặc khí tự nhiên. Thông thường, túi ni lông mỏng, nhẹ, trong suốt (hoặc bán trong suốt), bền và không thấm nước.
Mặc dù chúng ta đang cố gắng thay thế túi ni lông bằng các hình thức khác như túi vải, lá cây, ... mức tiêu thụ túi ni lông được sử dụng mỗi năm là xấp xỉ 5 nghìn tỷ đơn vị nhờ vào các tính năng ưu việt sau của chúng:
- Giá thành rẻ: Để sản xuất túi ni lông, chúng ta cần ít nguyên liệu, sức lực và thời gian hơn so với các loại bao bì khác như túi vải, hộp, thùng carton, lọ, ... Do đó giá túi ni lông rẻ đến khó tin, giúp các nhà sản xuất / bán hàng giảm một lượng chi phí đáng kể.
- Đa năng và bền: Nhờ đặc tính nhẹ, túi ni lông rất tiện lợi để mang đi khắp mọi nơi. Trên thực tế, 1 túi ni lông nặng từ 6 đến 8 gam và có thể mang nặng khoảng 6kg hoặc gấp 1000 lần trọng lượng của chúng.
- Chịu được sự hao mòn của thời tiết: Vì túi ni lông rất khó bị rách hoặc hỏng trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, nên người ta tận dụng chúng để bảo vệ đồ vật khỏi mưa hoặc nước.
2. Túi ni lông được sáng chế như thế nào?
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1933 khi Polyethylene được tạo ra một cách tình cờ tại một nhà máy hóa chất ở Northwich, Anh. Thấy được tiềm năng của nó, quân đội Anh đã bí mật sử dụng nó trong Thế chiến II.
Từ đầu những năm 1950, người Mỹ và người châu Âu bắt đầu sử dụng nhựa để sản xuất các tay cầm cố định của túi trong quy trình sản xuất thứ cấp.
Nhưng người đã phát minh ra túi ni lông ngày nay mà chúng ta sử dụng là một kỹ sư người Thụy Điển tên là Sten Gustaf Thulin. Vào đầu những năm 1960, Thulin đã tạo ra một giải pháp cho một công ty đóng gói ở Thụy Điển bằng cách gấp, hàn và cắt một ống nhựa phẳng. Kết quả cuối cùng là một chiếc túi chắc chắn với khả năng chịu tải cao. Sáng chế đã được cấp bằng trên toàn thế giới bởi Celloplast vào năm 1965.
Sten Gustaf Thulin
Mãi đến giữa những năm 1980, túi ni lông mới phổ biến trong mọi hộ gia đình ở các nước phát triển. Vào thời điểm đó, việc sử dụng túi ni lông bắt đầu gây tranh cãi và được bàn luận rộng rãi trong công chúng. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta vẫn sử dụng túi ni lông như một trong những loại bao bì và hộp đựng phổ biến nhất, và túi ni lông đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta.
3. Những tác động của túi ni lông đến môi trường
Thành thật mà nói, túi ni lông là loại túi không bao giờ phân hủy hoàn toàn, nếu có thì phải mất hàng nghìn năm. Một số tác động của túi ni lông đối với môi trường là:
- Gây ra cái chết của nhiều động vật, đặc biệt là động vật biển nhầm túi ni lông là thức ăn.
- Cần đến 2000 năm để phân hủy hoàn toàn.
- Chứa các hóa chất độc hại thải ra môi trường trong quá trình sản xuất và quá trình thoái hóa.
- Gây tắc hệ thống thoát nước.
- Dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm.
4. Vậy, làm sao để giảm bớt tác hại của túi ni lông?
Mặc dù chính phủ và nhiều hiệp hội khác khuyến khích người dân sử dụng túi được làm từ vải, sợi tự nhiên và giấy,... nhưng có vẻ như túi ni lông là thứ không thể thay thế. Một giải pháp khác cho vấn đề này là cải thiện các đặc tính của túi ni lông, chẳng hạn như tăng cường khả năng phân hủy của chúng. Trên thực tế, ngày nay có rất nhiều nhà sản xuất túi ni lông trộn chất độn sinh học hoặc các hợp chất nhựa sinh học vào thành phần để tăng khả năng phân hủy sinh học cho sản phẩm của họ.
EuP Bio filler
Chất độn nhựa sinh học là một giải pháp vật liệu hiệu quả về chi phí cho các sản phẩm làm bằng nhựa sinh học. Nó giúp tiết kiệm chi phí sản xuất túi nhựa sinh học, cải thiện một số đặc tính, tăng cường khả năng phân hủy sinh học và hoạt động như một chất chống dính và tạo trơn trượt trong thổi màng (công nghệ thường được áp dụng trong sản xuất túi ni lông).
EuP bioplastic compounds
Hợp chất nhựa sinh học là một giải pháp vật liệu xanh cho phép túi nhựa có thể phân hủy sinh học trong vòng 12 tháng. Sự khác biệt giữa hợp chất nhựa sinh học và chất độn nhựa sinh học là bạn không phải trộn hợp chất nhựa sinh học với bất kỳ vật liệu nào khác.
Sử dụng nhựa sinh học để sản xuất túi nhựa không chỉ là cách để bảo vệ môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình. Túi ni lông không hoàn toàn có hại. Khi chúng ta sử dụng chúng một cách đúng đắn và hợp lí, môi trường sẽ được bảo vệ và mọi sinh vật có thể sống trong sự hài hòa.
5. Mua nguyên liệu nhựa sinh học ở đâu?
Công ty Nhựa Châu Âu (EuP) là nhà sản xuất filler masterbatch lớn nhất thế giới có trụ sở tại Việt Nam. Chất độn nhựa sinh học và các hợp chất nhựa sinh học của chúng tôi là những sản phẩm đã được kiểm chứng về chất lượng, làm hài lòng hàng nghìn khách hàng tại +85 quốc gia trên toàn thế giới. Sản phẩm này là một giải pháp thay thế hoàn hảo cho nhựa nguyên sinh để tăng cường khả năng phân hủy, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng điền vào biểu mẫu này hoặc liên hệ với chúng tôi qua email/số điện thoại. Mọi câu hỏi và thắc mắc về sản phẩm đều được chào đón!