Phụ gia chống cháy cho nhựa ra đời nhằm đáp ứng các điều kiện sản xuất và sử dụng đa dạng của vật liệu nhựa trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng không chỉ là yếu tố chính giảm thiểu tối đa các tác nhân bắt lửa, mà còn có khả năng chống tia UV, không tạo khói độc và không tác động đến tính chất cơ học của mọi vật liệu. Chính vì thế, mà vật liệu nhựa kết hợp cùng phụ gia nhựa chống cháy đủ khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực nặng như: Thiết bị điện tử, hàng không vũ trụ, quân sự. Trong bài viết, EuroPlas sẽ giúp bạn phân biệt 5 loại phụ gia chống cháy cho nhựa phổ biến nhất, cụ thể là: Phụ gia chống cháy Halogen, Phốt Pho, Nitrogen và phụ gia chống cháy vô cơ. Tham khảo ngay nhé!
Phụ gia nhựa chống cháy
1. Phụ gia nhựa chống cháy Halogen
Đầu tiên, phụ gia nhựa được sản xuất cùng chất chống cháy Halogen. Hợp chất bao gồm 2 thành phần chính là: Brom hoặc Clo. Halogen là chất chống cháy phổ biến nhất hiện nay và được ứng dụng tại nhiều Trung tâm cứu hỏa trên thế giới.
Đặc điểm chính của chất chống cháy Halogen là tác động trực tiếp đến khả năng duy trì ngọn lửa và kiềm hãm sự lây lan của chúng vào môi trường trong thời gian ngắn nhất.
Các Axit mạnh như HCL hay HBr ở dạng khí tham gia chính trong suốt quá trình ấy. Một số chất chống cháy gốc Halogen phổ biến như: Decabromodiphenyl oxit (DECA), Tetrabromobisphenol A (TBBA), Hexabromocyclododecane (HBCD), TBBA-bis-(2,3-dibromopropyl ete)…
Tổng quan, khi vật liệu hoặc sản phẩm tiếp xúc với nhiệt độ cao, các gốc Halogen sẽ được giải phóng để làm gián đoạn và ức chế các tác nhân bắt lửa của môi trường xung quanh. Chính vì vậy, phụ gia nhựa chống cháy Halogen được ứng dụng phổ biến trong ngành dệt may, điện tử và hàng không.
Phụ gia chống cháy cho nhựa bảo vệ vật liệu từ nhiều hướng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
Bên cạnh đó, cũng có không ít nghiên cứu thảo luận về vấn đề an toàn sức khỏe của hợp chất Halogen trong đời sống thường ngày. Đó chính là lý do vì sao các nhà sản xuất phụ gia nhựa đã chế tạo ra thêm rất nhiều phụ gia không chứa Halogen và thay thế bằng coupling agents, điển hình như: Phụ gia chống cháy phốt pho, Nitrogen và các loại phụ gia vô cơ. Tham khảo phần tiếp theo để phân biệt sự khác nhau giữa các loại phụ gia nhựa chống cháy này nhé!
2. Phụ gia nhựa chống cháy phốt pho
Thành phần chính phụ gia nhựa chống cháy phốt pho bao gồm 5 hợp chất hóa học là: polyphotphat amoni (APP), photpho đỏ, photphat hữu cơ và photphonat, choroaliphatic. Đặc điểm cơ bản của phụ gia này chính là làm chậm sự phát triển và lây lan của ngọn lửa trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc biệt, phụ gia chống cháy phốt pho không chỉ sở hữu cơ chế chống cháy của các hợp chất Halogen, mà còn tác động trực tiếp đến ngọn lửa hoặc môi trường nhiệt độ quá cao thông qua pha khí và cơ chế của hydrate kim loại với khả năng ngưng tụ hơi dập ngọn lửa hoặc tạo lớp tinh thể bảo vệ vật liệu nền. Chiếm phần lớn trong khối lượng của chất phụ gia nhựa chống cháy phốt pho là Photphat Este. Bên cạnh đó, resorcinol diphotphat (RDP) và bisphenol A diphotphat (BDP) cũng đóng góp sự quan trọng không kém. Phụ gia nhựa chống cháy phốt pho được kết hợp cùng các loại nhựa như PPO, PVC, ABS / PC.
Phụ gia nhựa chống cháy phốt pho
Cũng giống như phụ gia chống cháy Halogen, chất chống cháy Phốt pho cũng được sử dụng trong các sản phẩm nhựa thường ngày và kể cả trong các ngành công nghiệp cơ khí nặng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao. Thêm vào đó, chúng cũng được sử dụng cho các sản phẩm có bề mặt tiếp xúc lớn với không khí và dễ bắt cháy như: Sản phẩm cao su, nội thất, vật liệu xốp polyurethane (nệm).
3. Phụ gia chống cháy Nitrogen
Hiện nay, hợp chất chống cháy Nitrogen được kết hợp cùng phốt pho để mang đến hiệu năng tối ưu nhất. Nguyên lý hoạt động của phụ gia chống cháy Nitrogen chính là hình thành một lớp ngăn cản giữa bề mặt vật liệu và oxy bên ngoài cũng như ngăn cách được lượng nhiệt lớn từ môi trường xung quanh.
Tương tự như thế, khi phụ gia này tiếp xúc với lửa hoặc nhiệt độ cao thì chúng sẽ sản sinh ra một lượng khí NO2 tác động trực tiếp và góp phần đẩy Oxy ra xa khỏi bề mặt vật thể. Đặc biệt, phụ gia nhựa chống cháy sẽ hoạt động và bảo vệ vật liệu từ nhiều hướng để giảm thiểu tối đa sự tiếp cận và phát triển của ngọn lửa.
Hợp chất chống cháy Nitrogen được kết hợp cùng phốt pho để mang đến hiệu năng tối ưu nhất
4. Phụ gia chống cháy vô cơ
Phụ gia nhựa có gốc khoáng cũng được biết đến là các hợp chất vô cơ điển hình như: Hydroxit và Magie Hydroxit. Đây là những chất vô cơ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng kể cả khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ngược lại chúng đã phát huy rất tốt khả năng ngăn chặn những phần tử bắt lửa của vật liệu. Khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao tăng dần, phụ gia nhựa chống cháy vô cơ bắt đầu giải phóng hơi nước và các phân tử carbon dioxide để góp phần làm mát và giảm nhiệt của bề mặt vật liệu, vì vậy vật liệu sẽ rất khó để bắt lửa.
Phụ gia nhựa chống cháy được ứng dụng trong các lĩnh vực đặt vấn đề an toàn sức khỏe người tiêu dùng ở mức cao nhất như: đồ chơi trẻ em, ngành hàng mẹ và bé, bao bì thực phẩm.
Hiện nay, bên cạnh chất chống vô cơ thì phụ gia chống cháy hữu cơ được sản xuất từ các thành phần tự nhiên như động thực vật cũng được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành hàng.
Phụ gia chống cháy vô cơ được ứng dụng trong các lĩnh vực ưu tiên sức khỏe của người tiêu dùng như ngành mẹ và bé hay đồ chơi trẻ em
Tổng quan, các chất chống cháy phải đảm bảo được hai yếu tố chính: Chúng không chỉ bảo vệ vật liệu khỏi đám cháy, nguồn nhiệt cao mà còn phải được đảm bảo không sản sinh ra bất kỳ hợp chất hóa học nào ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Công nghệ sản xuất nhựa cũng đang rất phát triển, điều này đồng nghĩa sự phổ biến và nâng cấp của phụ gia nhựa sẽ được cải thiện đáng kể. Chúng được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực và tương thích tốt với hầu hết các loại nhựa phổ biến trên thị trường.
Ứng dụng của phụ gia nhựa chống cháy
Với sự đa dạng và những đặc điểm quan trọng của mình, phụ gia chống cháy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng EuroPlas tham khảo ngay nhé:
-
Công nghiệp điện tử: Với sự phát triển vượt trội của công nghệ, các sản phẩm bo mạch và linh kiện điện tử đã được các tập đoàn đẩy mạnh đầu tư. Đây cũng là những sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ tăng dần trong thời gian dài. Chính vì thế, phụ gia nhựa chống cháy sẽ được kết hợp trong quá trình sản xuất, ví dụ như các linh kiện của máy tính hoặc pin xe điện. Chúng sẽ giữ bề mặt và các phần tử bên trong của vật liệu ở mức nhiệt độ ổn định cũng như không thải nhiệt ra ngoài môi trường.
-
Lĩnh vực xây dựng: Đây cũng là lĩnh vực đòi hỏi nghiêm ngặt các yếu tố an toàn và phòng cháy chữa cháy. Tất cả hệ thống mạch điện, nước và các vật dụng trong gia đình phải đảm bảo tiêu chuẩn cách nhiệt ở mức cao nhất để giảm thiểu tối đa nguy cơ hỏa hoạn. Chính vì thế, phụ gia nhựa chống cháy được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực này.
Phụ gia chống cháy được ứng dụng trong các sản phẩm động cơ nhựa
-
Hàng không vũ trụ: Đây là lĩnh vực của tương lai và được các nước trên thế giới đẩy mạnh nghiên cứu. Không những thế, mức độ chịu nhiệt của các sản phẩm trong lĩnh vực này rất cao lên đến hàng nghìn độ C. Nếu không có sự tham gia của phụ gia chống cháy cho nhựa, thì gần như quá trình sản xuất sẽ không thể diễn ra. Đặc biệt, đây là lĩnh vực cần sử dụng hàm lượng phụ gia nhựa nhiều nhất với tần suất lớn và độ dày bề mặt đủ lớn để đảm bảo quy chuẩn cách nhiệt, cách lửa.
-
Đồ gia dụng: Các sản phẩm nhựa sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng cần có khả năng cách nhiệt tốt trong mọi trường hợp. Loại phụ gia nhựa vô cơ thường được sử dụng trong lĩnh vực này như: đồ chơi trẻ em vì chúng không tỏa ra những chất hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
-
Lĩnh vực sản xuất bao bì: Bao bì được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như F&B, Hospitality. Trong quá trình lưu trữ và vận chuyển, phụ gia nhựa chống cháy sẽ giúp bao bì hạn chế tiếp xúc với các nhân tố bắt lửa, tránh tia UV và bảo đảm an toàn cho thực phẩm. Các phụ gia nhựa hữu cơ và vô cơ sẽ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực này vì chúng được sản xuất từ nhiên liệu tự nhiên và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng cũng như không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
-
Vận chuyển và chuỗi cung ứng: Phụ gia chống cháy cũng được ứng dụng để sản xuất phụ tùng ô tô như động cơ, hệ thống tản nhiệt, chống sốc,... Phần lớn các phương tiện đều di chuyển đường dài và động cơ sẽ không tránh khỏi tình trạng quá nhiệt. Chính vì thế, phụ gia nhựa chống cháy sẽ là thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
Cơ chế hoạt động của phụ gia nhựa chống cháy
Giới thiệu phụ gia nhựa chống cháy EuroPlas
EuroPlas cung cấp rất nhiều loại phụ gia nhựa như: phụ gia khử mùi, phụ gia hút ẩm, phụ gia chống cháy, phụ gia chống đọng sương, phụ gia chống lão hóa, phụ gia trợ gia công, phụ gia chống tĩnh điện, phụ gia chống tia cực tím và phụ gia tăng trong, tăng sáng. Trong đó, phụ gia nhựa chống cháy cũng là một trong những sản phẩm nổi bật.
Phụ gia chống cháy nhãn hiệu EuroPlas có các đặc tính vượt trội như chịu tác động cao, ổn định nhiệt và kích thước tốt, đồng thời chống trầy xước tốt. Sản phẩm của chúng tôi đạt tiêu chuẩn UL 94: V0, V1 và V2 đảm bảo chất lượng trong quá trình gia công và khi sử dụng sản phẩm. Dưới đây là một số tính năng vượt trội của phụ gia chống cháy:
-
Hạn chế sự lây lan của đám cháy thông qua cơ chế hoạt động trên bề mặt nhựa
-
Phân tán tốt với nhựa nền
-
Không làm giảm đi tính chất sản phẩm.
-
Giá cả phải chăng.
-
Không gây ăn mòn máy móc.
EuroPlas là một trong những doanh nghiệp sản xuất phụ gia nhựa hàng đầu thế giới
Sản phẩm phụ gia chống cháy cho nhựa tại EuroPlas cũng đặt ra 3 quy cách tiêu chuẩn sau đây:
-
Bảo quản: Sản phẩm được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát
-
Vận chuyển: Đường bộ hoặc đường biển theo thỏa thuận giữa hai bên
-
Tỷ lệ sử dụng khuyến nghị: 5-7%.
Bài viết trên đã giới thiệu bạn các đặc điểm chi tiết của 4 loại phụ gia chống cháy. Hãy tiếp tục theo dõi EuroPlas để cập nhật tin tức mới nhất về các dòng sản phẩm vật liệu nhựa sinh học nhé!