Polyoxymethylene vs. Nylon: Nên chọn loại nhựa nào?

Nội dung bài viết

expand_more

Polyoxymethylene và nylon thường xuyên được ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp quan trọng. Chúng đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt cũng như bổ trợ cho nhau. Ví dụ, polyoxymethylene có khả năng chống rạn nứt, co giãn, chống mài mòn, độ cứng cao và tự bôi trơn. Trong khi đó, nylon không dễ dàng bị phá vỡ, có sự mềm mại cùng khả năng chịu nhiệt độ ổn định. Hiện nay, các loại nhựa nhiệt dẻo như polyoxymethylene và nylon được sử dụng trong nhiều ngành hàng trọng điểm như: Hàng tiêu dùng, in 3D, ngành đóng gói, ô tô, thiết bị điện tử hay thể thao,... Trong bài viết dưới đây, EuroPlas sẽ phân tích chi tiết đặc điểm, ứng dụng, ưu & nhược điểm cũng như sự khác nhau của polyoxymethylene và nylon. Tham khảo ngay nhé!

1. Polyoxymethylene là gì?

Polyoxymethylene (POM), còn được gọi là acetal hoặc polyacetal. Mặc dù chúng được xếp vào nhóm nhựa nhiệt dẻo, các sản phẩm từ polyoxymethylene có yêu cầu rất cao về độ ma sát thấp, độ cứng cao cũng như kích thước ổn định. Nếu so sánh với các loại nhựa nhiệt nhẻo kỹ thuật khác, thì POM có các tính chất cơ học nhỉnh hơn, cho ra hiệu suất sản phẩm bền vững và tính thực tiễn cao. 

Polyoxymethylene (POM) là vật liệu nhựa kỹ thuật có độ bền cứng cao

Polyoxymethylene (POM) là vật liệu nhựa kỹ thuật có độ bền cứng cao

2. Nylon là gì?

Nylon chính là tên gọi chung để chỉ đến các dạng Polyme tổng hợp bao gồm các polyamit. Các mẫu polymer lặp đi lặp lại này được hình thành bằng cách liên kết các liên kết amide. Cấu trúc hóa học của Nylon là (C6H11NO)n. 

Cung giống như polyoxymethylene, nylon được xếp vào loại nhựa nhiệt dẻo và được sản xuất từ dầu mỏ kết hợp với quy trình nấu chảy để định hình thành nhiều hình dạng khác nhau. Nhựa nylon có hai hình dạng phổ biến là: dạng cứng hoặc dạng sợi. 

Polyme nylon này có thể được sử dụng làm chất nền để kết hợp với các chất phụ gia khác nhau nhằm thu được nhiều loại kết cấu và đặc tính phù hợp với các yêu cầu cụ thể của sản phẩm.

Nylon được xếp vào nhóm nhựa nhiệt dẻo phổ biến với mức giá thành phù hợp\

Nylon được xếp vào nhóm nhựa nhiệt dẻo phổ biến với mức giá thành phù hợp

Tổng quan, EuroPlas đã gửi đến quý khách hàng những thông tin & đặc tính cơ bản của hai vật liệu: polyoxymethylene và nylon. Trong phần tiếp theo, EuroPlas sẽ tiến hành so sánh đặc điểm của hai dòng vật liệu nhựa nhiệt dẻo này. 

3. So sánh đặc điểm của nhựa Polyoxymethylene và Nylon

Nhựa polyoxymethylene được các chuyên gia và nhà sản xuất đánh giá sở hữu những đặc điểm ấn tượng hơn nhựa Nylon. Nếu cả hai vật liệu đều được đặt trong môi trường ẩm ướt, nhựa polyoxymethylene sẽ thể hiện tốt hơn nylon bởi vì chúng có khả năng hạn chế hấp thụ độ ẩm cũng như độ cứng bề mặt cùng kết cấu kết vật lý bền bỉ hơn nylon. 

Hơn thế nữa, nylon có khả năng hấp thụ ẩm. Tuy nhiên, đây có thể được xem là điểm yếu của vật liệu này nếu so sánh với polyoxymethylene bởi vì chúng sẽ tác động trực tiếp đến độ bền cũng như độ cứng của nylon. Trong khi đó, POM lại thể hiện khả năng tự bôi trơn ấn tượng, vì vậy vật liệu sở hữu khả năng giảm ma sát cũng như mài mòn. 

Thế nhưng, những đặc tính cơ bản ấy sẽ tác động trực tiếp đến giá thành của vật liệu POM trên thị trường. Ở chiều ngược lại, nylon là một trong những vật liệu phổ biến cũng như được ứng dụng trong các ngành hàng phục vụ trực tiếp cuộc sống như: Hàng gia dụng, bao bì,... vì vậy giá thành sẽ được cân nhắc giảm thiểu một cách tuyệt đối. Đặc biệt, chính yếu tố giá thành sẽ tác động lên toàn bộ dòng tiền của doanh nghiệp sản xuất từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí lưu trữ và vận chuyển. 

POM có độ cứng cao hơn và ít hấp thụ độ ẩm hơn so với Nylon

POM có độ cứng cao hơn và ít hấp thụ độ ẩm hơn so với Nylon

Trong khía cạnh chịu đựng nhiệt độ, nhựa nylon có thể chịu được khoảng 85 - 90 độ C trong thời gian dài và gần 190 độ C trong thời gian ngắn. Trong khi đó, chỉ số chịu nhiệt độ ngắn hạn và dài hạn của nhựa POM lần lượt là 140 độ C và 100 độ C. Chính vì thế, nhựa polyoxymethylene có yêu cầu kỹ thuật sản xuất cao hơn bởi vì các đơn vị chú trọng phần lớn vào mức điểm nóng chảy trong thời gian dài. Đây cũng chính là yếu tố đã góp phần tăng mức giá thành của vật liệu POM.

Hơn thế nữa, độ cứng và độ bền của nhựa polyoxymethylene cũng tốt hơn các dòng nhựa nylon thông thường bởi vì khối lượng riêng trong mật độ cấu trúc phân tử của polyoxymethylene nặng hơn của nylon (1.41 g/cm3 > 1.15 g/cm3). Tuy nhiên, đặc điểm này của hai dòng vật liệu cũng không quá chênh lệch và các nhà sản xuất có thể điều chỉnh thông qua các loại phụ gia nhựa. Tổng quan, polyoxymethylene và nylon đều được sử dụng trong các sản phẩm có yêu cầu cao về độ bền. 

Đặc biệt, nylon sẽ chiếm ưu thế hơn so với polyoxymethylene về yếu tố độ bền kéo cũng như độ dãn phá hủy. Nếu nhựa polyoxymethylene chỉ có thể chịu được độ bền kéo 70N/mm2 và không vượt quá 40% hệ số dãn phá hủy, thì nylon có thể chịu đến mức lực 82,7 MPa cùng hệ số giãn dài khi đứt khoảng 50%. Chính vì thế, nylon phù hợp hơn polyoxymethylene trong ngành hàng thời trang, sản xuất vải và đóng gói bao bì. 

Mặc dù, nhựa polyoxymethylene được đánh giá cao hơn nylon, cả hai đều sở hữu những ưu điểm riêng biệt. EuroPlas sẽ đề cập trong phần tiếp theo. 

4. Ưu điểm của từng loại nhựa

Độ bền cứng của POM được quyết định bởi khối lượng riêng của phân tử

Độ bền cứng của POM được quyết định bởi khối lượng riêng của phân tử

 
Cả polyoxymethylene và nylon đều được xem là nhóm nhựa kỹ thuật chất lượng cao. Chính vì thế, những ưu điểm của chúng được tận dụng triệt để trong đa dạng lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Cụ thể như sau:
 Nhựa polyoxymethylene   Nylon
  • Hệ số ma sát nhỏ: Hệ số chỉ khoảng 0.32 kết hợp với khả năng tự bôi trơn giúp các sản phẩm từ nhựa polyoxymethylene có vòng đời và chất lượng bền bỉ hơn. Chính vì thế chúng được ứng dụng để sản xuất bánh răng, động cơ ô tô, vòng bi trượt,...
  • Độ bền uốn: Nylon có sự linh hoạt trong hình dạng và độ dẻo cao hơn rất nhiều so với nhựa polyoxymethylene bởi vì vật liệu này có độ bền uốn là 45 - 90 MPa. Chính vì thế, nylon được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang, vải, bao bì.
 
  •  Khả năng kháng hóa chất: Nhựa polyoxymethylene không chỉ dễ dàng kết hợp với các loại nhựa và phụ gia nhựa khác nhau để tăng cường các đặc tính cơ bản, mà còn là chống sự tác động của dung môi, hóa chất mạnh để đảm bảo độ bền của sản phẩm trong điều kiện tự nhiên. Chính vì thế, POM là vật liệu lý tưởng cho các ngành hàng tiếp xúc nhiều với hóa chất như y tế, công nghệ sinh học,...
  • Khả năng chống tia UV: Đây là một trong những đặc điểm giúp nylon trở nên thông dụng trong các ứng dụng đời sống. Mỗi loại nylon sẽ có khả năng kháng tia UV khác nhau, ví dụ cụ thể như sau: Nylon 6 hoặc Nylon 12 chịu bức xạ UV tốt hơn so với Nylon 6,6.
  • Độ đàn hồi: Cấu trúc phân tử của POM có cơ chế hoạt động giống một chiếc lò xo. Chúng sẽ hấp thụ lực tác động từ bên ngoài và nhanh chóng phản lực để phục hồi về trạng thái ban đầu mà không ảnh hưởng đến hình dáng sản phẩm. Yếu tố này kết hợp với độ bền và cứng của bề mặt càng tăng thêm chất lượng cho nhựa polyoxymethylene. 
  • Khả năng tương thích hóa học: Cũng giống như polyoxymethylene, phần lớn các loại nylon sẽ không tương thích với các chất axit cũng như ozone. Bên cạnh đó, nylon sẽ tương thích tốt với rượu mạnh, một số loại cồn, xăng, dầu và nhiên liệu. Thêm vào đó, các loại nhựa nylon như PA6, PA66 có thể kết hợp tốt với phụ gia nhựa nhằm cải thiện đặc tính sản phẩm. 
  • Khả năng ổn định nhiệt độ: Nếu mức nhiệt độ giao động từ -50°C đến 120°C  thì nhựa polyoxymethylene vẫn đủ khả năng duy trì các đặc tính cơ vật lý học. Độ ổn định nhiệt sẽ giúp polyoxymethylene  hoạt động tốt trong đa dạng điều kiện khác nhau mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy, POM phù hợp với các bộ phận tiếp xúc với nhiệt độ khác nhau, chẳng hạn như bộ phận động cơ ô tô, van nước nóng và các ứng dụng nhiệt độ cao đòi hỏi hiệu suất ổn định khác. 
  • Độ bền: Mặc dù độ bền của nylon chưa thể so sánh với polyoxymethylene, nhưng mật độ ước tính khoảng 1.14g/cm3 cũng giúp nylon sở hữu sự chắc chắn nhất định. Chính vì thế, chúng thường xuyên được sử dụng để sản xuất bánh răng, bộ phận máy, chi tiết máy hay các chi tiết máy công nghiệp. 
  • Khả năng hấp thụ nước thấp: Ưu điểm này giúp nhựa polyoxymethylene có thể duy trì trạng thái bề mặt bền và cứng. Bên cạnh đó, chúng cũng giữ cho các đặc tính cơ học, trạng thái kích thước được ổn định trong thời gian dài. Chính vì thế, nhựa polyoxymethylene thường được sử dụng để làm ống dẫn nước tại các hệ thống lớn của nhà máy để đảm bảo an toàn.  
 

 

Nylon có độ bền kéo cao và tính linh hoạt trong khía cạnh thay đổi hình dạng sản phẩm

Nylon có độ bền kéo cao và tính linh hoạt trong khía cạnh thay đổi hình dạng sản phẩm

Đây chính là một trong số những ưu điểm nổi trội của nhựa polyoxymethylene và nylon. Chính vì thế, chúng ta sẽ không bàn cãi về tính thực tiễn của dòng vật liệu này. Chúng xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống. 

5. Ứng dụng nhựa polyoxymethylene và nylon

Các đặc tính của polyoxymethylene và nylon đều có lợi như: độ cứng cao, ma sát thấp, ổn định kích thước và kháng hóa chất tốt. Nhờ vào sự linh hoạt và những ưu điểm của mình, cả hai loại vật liệu đều được tận dụng triệt để trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số ứng dụng phổ biến, cụ thể như sau:

  • Công nghiệp ô tô: Polyoxymethylene có hệ số ma sát khá thấp và thích hợp để sản xuất các bánh răng, vòng bi trượt trong động cơ ô tô để đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình hoạt động nhanh và mạnh. Trong khi đó, nylon cũng được tận dụng để sản xuất ốc, vít, các vòng bi trong hệ thống máy của bởi vì chúng có khả năng chịu nhiệt cao cũng như độ bền kéo. 

  • Y tế & sức khỏe: Cả polyoxymethylene và nylon đều có thể kháng các nhóm hóa chất mạnh như axit, dung môi và vi khuẩn. Chính vì thế, chúng được dùng để sản xuất chỉ khâu phẫu thuật, ống thông và vải y tế. Bên cạnh đó, khả năng tương thích sinh học của cả hai vật liệu cũng được các chuyên gia đánh giá cao, vì vậy chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

polyoxymethylene được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

polyoxymethylene được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

  • Hàng tiêu dùng: Nylon gần như là một trong những vật liệu phổ biến nhất cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh thường ngày. Cụ thể, chúng được sử dụng để sản xuất bao bì và túi nylon. Bởi vì khả năng chịu nhiệt, kháng tia UV và hóa chất, chúng hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho các hoạt động bảo quản thực phẩm thường ngày. Bên cạnh đó, polyoxymethylene sở hữu chỉ số ma sát thấp, độ bền cứng cao cùng khả năng tái sử dụng. Vì vậy, chúng được ứng dụng sản xuất khóa kéo, khóa, tay cầm, nút bấm, dây buộc và đồ chơi.

  • Lĩnh vực thể thao: Với khả năng chống va đập và tính đàn hồi, polyoxymethylene và nylon được dùng để sản xuất dây buộc trượt tuyết, bộ phận cung tên, bánh răng, căm xe đạp. Bên cạnh đó, cả hai vật liệu cũng được ứng dụng làm các thiết bị cắm trại như lều,  dây thừng phục vụ các hoạt động giải trí ngoài trời. 

  • Thiết bị & máy móc công nghiệp: Nhờ vào đặc tính cơ học bền vững, hệ số ma sát thấp và chống mài mòn, nhựa polyoxymethylene được dùng để sản xuất bánh răng, vòng bi, các bộ phận của hệ thống băng tải, bộ phận van và các bộ phận cơ khí. Đây là những bộ phận yêu cầu cao về mặt kỹ thuật cũng như sự ổn định dưới áp lực lớn trong suốt quá trình vận hành dài hạn của máy móc công nghiệp nặng. 

  • Thiết bị & linh kiện điện tử: Nhựa polyoxymethylene và nylon đều có khả năng triệt tiêu dòng điện trở, vì vậy đây là vật liệu lý tưởng để sản xuất điện cáp, đầu nối, công tắc, ổ cắm, bộ ngắt mạch, đầu nối, công tắc, vỏ rơle. Đặc biệt, nhựa polyoxymethylene sẽ chiếm ưu thế hơn trong lĩnh vực này bởi vì khả năng chống ấm của chúng rất cao.

  • Thời trang: Nylon được tận dụng phổ biến hơn polyoxymethylene trong lĩnh vực thời trang bởi vì đặc tính linh hoạt, kháng tia UV, chống ẩm và kháng hóa chất. Thêm vào đó, nylon cũng có thể thích nghi tốt với từng điều kiện cụ thể của môi trường xung quanh mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Hầu hết các lĩnh vực thiết yếu đều có sự hiện diện của polyoxymethylene và nylon. Chính vì thế, sẽ thật sự khó khăn nếu quý khách hàng đắn đo giữa việc lựa chọn polyoxymethylene hoặc nylon. Trong phần tiếp theo, EuroPlas sẽ giải đáp băn khoăn ấy trong phần tiếp theo. Tham khảo ngay nhé!

6.  Polyoxymethylene và nylon nên chọn loại vật liệu nào?

Tổng quan cả hai vật liệu đề có những ưu điểm nổi trội, vì vậy các nhà sản xuất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn. EuroPlas khuyên rằng bạn nên xem xét về lĩnh vực kinh doanh, chi phí sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp để quyết định về nguồn nguyên liệu đầu vào. 

Nếu doanh nghiệp bạn có quy mô nhỏ và đang hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thông thường, thì nhựa nylon là sự lựa chọn phù hợp. Ở chiều ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng chất lượng cao, yêu cầu kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì các loại nhựa polyoxymethylene đã có vị trí nhất định trên thị trường. 

Không những thế, cả hai loại vật liệu đều có những ưu điểm và đặc tính nổi bật như: Chống ẩm ổn định, cách điện, hệ số ma sát thấp, độ bền và cứng cao, kháng hóa chất mạnh, dễ dàng gia công và kết hợp cùng các nhóm vật liệu hoặc phụ gia khác. Bên cạnh ra quyết định lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp, khách hàng cũng cần tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tiết kiệm chi phí cho quá trình sản xuất quy mô lớn. 

Đó chính là lý do vì sao EuroPlas luôn tự hào là một trong những đơn vị sản xuất filler masterbatch hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

7. Giới thiệu về EuroPlas

Hiện nay, EuroPlas đã sở hữu 7 nhà máy quy mô hàng chục ha tại 6 khu vực kinh tế của Việt Nam và 1 nhà máy tại thị trường Ai Cập. Đặc biệt, doanh nghiệp đã và đang là đối tác chiến lược toàn diện của nhiều công ty, tập đoàn sản xuất nhựa tại hơn 95 quốc gia khác nhau. Chính vì thế, đội ngũ EuroPlas tự tin đáp ứng khoảng 0.8 triệu tấn / năm luôn luôn có sẵn đầy đủ nguồn hàng hóa cho các đối tác. 

Trong khía cạnh vật liệu nylon, hiện nay EuroPlas cung cấp 2 dòng sản phẩm là compound hỗn hợp PA6 và PA66. Đây là vật liệu nylon được kết hợp cùng sợi thủy tinh để tăng cường thêm độ bền cứng của kết cấu vật liệu. Với hàm lượng sợi thủy tinh lên đến 65%, gần như mọi yếu điểm về độ bền & cứng của vật liệu nylon tại EuroPlas đều được giải quyết. Không chỉ cải thiện về khả năng chống va đập và tuổi thọ vật liệu, việc kết hợp nylon và sợi thủy tinh của EuroPlas giúp vật liệu gia tăng khả năng chống tia UV, chống ẩm cũng như chịu nhiệt bền bỉ trong thời gian dài. Những thay đổi này nhằm thu hẹp khoảng cách so sánh giữa nhựa nylon thông thường và polyoxymethylene trong thực tế. 

Compound nhựa nylon hỗn hợp PA66 và PA6 của EuroPlas

EuroPlas đã giới thiệu chi tiết thông tin tổng quan về những đặc điểm, ứng dụng, ưu & nhược điểm của nhựa polyoxymethylene và nylon trong thực tế. Chúng tôi cũng giúp quý khách hàng giải quyết được câu hỏi về sự lựa chọn giữa nhựa polyoxymethylene và nylon trong từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, EuroPlas cũng tự hào giới thiệu đến thị trường những nguyên vật liệu nhựa tiêu chuẩn như: PA66 và PA6. Hãy tiếp tục đồng hành cùng EuroPlas để cập nhật sớm nhất tin tức về thị trường nhựa trong và ngoài nước nhé!
Tin tức khác
Vai trò của vật liệu PS trong ngành công nghiệp hiện đại
Đang gặp khó khăn về hiệu quả vật liệu và chi phí? Vật liệu PS cung cấp giải pháp linh hoạt cho các ngành công nghiệp hiện đại. Khám phá cách nó nâng cao hiệu suất và tính bền vững ngay hôm nay! 
 
PBAT vs PLA: Làm sao để biết loại nhựa phù hợp?
Tìm hiểu những điểm khác biệt chính giữa PBAT vs PLA để chọn loại nhựa thân thiện với môi trường hoàn hảo cho nhu cầu và hiệu quả về chi phí của bạn!
Top những nhà sản xuất nhựa ABS mà bạn cần biết
Khám phá các nhà sản xuất nhựa ABS hàng đầu thế giới và hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
Tất cả các loại Polystyrene bạn nên biết
Khám phá các loại polystyrene và ứng dụng của chúng trong đời sống hàng ngày. Hiểu về cách chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu của bạn
Nhiệt độ ABS: Cài đặt lý tưởng là gì?
Tối ưu cài đặt nhiệt độ ABS để in 3D chất lượng cao, kèm mẹo tăng độ bám, giảm cong vênh và tạo ra sản phẩm ABS bền chắc, chịu lực tốt. 
 
arrow_upward