Nhựa trong suốt là một trong những vật liệu nhựa phổ biến nhất hiện nay. Nhựa trong suốt có thể được tạo ra từ rất nhiều loại nhựa như HDPE, Polycarbonate, Polyetherimide, Polypropylene. Chính vì thế, nhựa trong suốt không chỉ đa dạng về mẫu mã mà còn có thể kế thừa rất nhiều đặc điểm từ các nền nhựa khác. Trong bài viết này, EuroPlas sẽ giới thiệu top vật liệu nhựa trong suốt phổ biến.
Hình 1 Tấm nhựa trong suốt PVC
1. Tổng quan định nghĩa nhựa trong suốt
Đặc biệt, nhựa trong suốt được xếp vào cả 2 loại chính là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Đặc điểm nhận biết của loại nhựa này là tính chất trong suốt, không có màu, không có mùi và tiếp nhận ánh sáng một cách dễ dàng
Nhựa trong suốt được hiểu chính xác là tính chất của những nền nhựa khác. Chúng được chế tạo thông qua quá trình ép phun cùng các phụ gia nhựa cần thiết. Hầu hết mọi loại nền nhựa đều có thể sản xuất thành nhựa trong suốt như: Nhựa HDPE, Nhựa Acrylic, Nhựa PETG ,...
Bên cạnh đó, nhựa trong suốt cũng thừa hưởng những đặc điểm vật lý và cơ học của những nền nhựa đó. Chính vì vậy, nhựa trong suốt sở hữu đầy đủ khả năng chống nhiệt, chịu va đập ổn định, độ bền cao cũng như dễ dàng được cắt hoặc uốn vào khuôn để tạo hình.
Trong phần tiếp theo, EuroPlas sẽ giới thiệu đến các bạn những đặc điểm của nhựa trong suốt.
2. Top vật liệu nhựa trong suốt phổ biến
Nhựa trong suốt được sản xuất từ đa dạng các loại nền nhựa với nhiều đặc điểm khác nhau. Hiện nay, có từ 5 - 6 loại vật liệu nhựa có thể sản xuất thành nhựa trong suốt. Cùng EuroPlas tham khảo ngay nhé.
2.1 Nhựa trong suốt từ nhựa Acrylic
Nhựa Acrylic được chiết xuất chính từ hợp chất Axit acrylic. Hiện nay, Polymethyl methacrylate là loại nhựa Acrylic phổ biến nhất trên thị trường.
Nhựa Acrylic thuộc nhóm 7 trong số các loại nhựa tái chế bởi đây là vật liệu không dễ dàng tái chế. Phần lớn chúng sẽ được sử dụng để tạo ra những vật dụng hữu ích khác nên những đồ vật làm từ nhựa acrylic đó sẽ không bị nứt nẻ hay bị bất kì một lỗi nào.
Nhựa Acrylic cũng sở hữu những đặc điểm nổi trội hơn những dòng sản phẩm khác:
- Bề mặt nhựa Acrylic được đánh giá có độ phẳng, bóng sáng. Chính vì vậy, nhựa Acrylic dễ dàng kết hợp với các màu sắc khác và cho phép ánh sáng đi qua dễ dàng
- Khả năng chống thấm nước vả ẩm mốc cũng là ưu điểm của nhựa Acrylic. Vì vậy, nhựa Acrylic được tận dụng phổ biến trong ngành nội thất.
Hình 2 Tấm nhựa Acrylic có thể kết hợp với phụ gia màu sắc dễ dàng
Nhựa Acrylic được tận dụng nhiều trong các ngành công nghiệp vì đặc tính chịu nhiệt cao cũng như dễ tạo hình. Nhiệt độ giao động từ âm 30 độ F đến gần 200 độ F.
2.2 Nhựa trong suốt từ nền nhựa HDPE
HDPE được xếp vào loại nhựa nhiệt dẻo được tinh chế từ dầu mỏ. Mật độ phân tử trong cấu trúc hóa học của nhựa HDPE khá dày và hình thành sự liên kết bền chặt. Chính vì vậy, bề mặt của nhựa HDPE có độ bền cao và đủ khả năng chịu những va đập mạnh.
Nhựa HDPE được đánh giá là dòng vật liệu phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, nhựa HDPE cũng sở hữu khả năng chống mài mòn và kháng các hoạt chất mạnh. Lý do chính là vì cấu trúc phân tử của nhựa HDPE chứa các Etylen liên kết với nhau thành các chuỗi dài.
Với các đặc tính trên, HDPE ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như đóng gói, chế tạo sản phẩm nhựa, sóng nhựa, pallet nhựa, ống dẫn nước, hệ thống thoát nước, đồ chơi, bao bì, bình chứa, ống xả,...
Nhựa HDPE được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp
Đặc biệt, nhựa HDPE rất dễ đúc và nấu chảy trong quá trình sản xuất cũng như định hình dáng sản phẩm. 142 độ C là điểm nóng chảy của nhựa HDPE, trong khi đó 300 độ C là mức nhiệt độ phân hủy.
Trọng lượng nhẹ của nhựa HDPE từ 0.93 đến 0.97g/cm3, điều này cho phép cấu trúc tuyến tính của chúng ít phân nhánh vá mang lại lực liên phân tử mạnh hơn. Chính vì vậy, độ bền kéo của nhựa HDPE cũng rất ấn tượng.
Những điểm mạnh tác động tích cực đến môi trường của nhựa HDPE cũng được giới chuyên gia đánh giá khá cao. Vật liệu không quá khó để tái chế cũng như không sản sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều này góp phần giảm đến 50% sản lượng nhựa thải ra môi trường hàng năm.
2.3 Nhựa trong suốt từ nền nhựa Polycarbonate
Cấu trúc hóa học của nhựa Polycarbonate khá đặc biệt là vì sự lặp đi lặp lại của nhóm carbonate. Các nhóm carbonate này có nguồn gốc từ phản ứng giữa bisphenol A (BPA) và phosgene. Quá trình tổng hợp này dẫn đến sự hình thành một loại polymer mạnh và bền, được gọi là polycarbonate.
Những đặc tính cơ bản của nhựa Polycarbonate được hình thành từ chính mật độ của chúng. Mật độ trung bình của nhựa Polycarbonate khoảng từ 1.2g đến 1.4 gam trên centimet khối. Chúng được xếp vào loại nhựa có mật độ trung bình.
Điểm nóng chảy của nhựa Polycarbonate giao động trong khoảng 220 đến 250 độ C. Để nhựa Polycarbonate chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái dẻo, mức nhiệt độ trung bình sẽ từ 140 - 150 độ C. Đây là mức nhiệt độ phù hợp cho quá trình ép phun hoặc tạo hình.
Nhựa Polycarbonate có tính linh hoạt cao
Đặc biệt, điểm giống nhau giữa nhựa trong suốt và nhựa Polycarbonate chính là nhựa polycarbonate là vật liệu nhiệt dẻo có nguồn gốc từ phản ứng hóa học giữa bisphenol A và phosgene. Cả hai đều có sự tham gia của hợp chất Bisphenol A
Sự lặp đi lại của những liên kết carbon mạnh giúp nhựa Polycarbonate có thể kháng hoá chất và giảm thiểu tối đa sự mài mòn bề mặt. Chính vì vậy, chúng được ứng dụng trong sản xuất linh kiện ô tô, thiết bị y tế hay sản phẩm công nghệ điện tử
Bên cạnh đó, nhựa Polycarbonate được lựa chọn để sản xuất nhựa trong suốt là vì chúng có độ đàn hồi cao. Giá trị mô đun đàn hồi của nhựa Polycarbonate nằm trong khoảng từ 2.000 đến 2.400 megapascal (MPa). Đây là mức thông số phù hợp giúp Nhựa Polycarbonate đủ khả năng chống biến dạng khi tiếp xúc với tác động mạnh.
2.4 Nhựa trong suốt từ nền nhựa Polyetherimide
Loại vật liệu nhựa Polyetherimide được định hình ở thể rắn. Nhựa Polyetherimide sở hữu màu hổ phách và trong suốt. Bên cạnh đó, loại nhựa này khi chưa kết hợp với bất kì phụ gia nhựa nào thì chúng đã có khả năng chống cháy cũng như giảm khỏi ổn định.
Tỷ lệ mật độ Oxy của nhựa Polyetherimide nằm trong khoảng 47%. Bên cạnh đó, cấp chống cháy của vật liệu đạt chuẩn UL94 - V - 0. Quy trình sản xuất nhựa Polyetherimide có sự tham gia của Ensinger ở dạng tấm và cây sử dụng nguyên liệu Ultem®.
Khả năng cách điện cũng như chống bức xạ từ tia UV của nhựa Polyetherimide có thể sánh ngang với các loại vật liệu khác. Chúng cũng được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghệ điện tử.
Hạt nhựa Polyetherimide
Thêm vào đó, nhựa Polyetherimide được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng bởi vì mức chịu nhiệt của chúng khoảng 170 độ C trong thời gian dài. Cũng giống nhựa loại nhựa khác, nhựa Polyetherimide cũng mang đến khả năng chống hóa chất và các axit mạnh. Chính vì thế, đặc điểm chống mài mòn và giảm thiểu sự thủy phân cũng được tối ưu.
Bên cạnh đó, Trọng lượng nhẹ, độ bền, kháng nhiệt và chất hóa học của nó giúp vật liệu này trở thành lựa chọn ưu tiên cho nhiều sản phẩm tiêu dùng khác nhau. Nó được ứng dụng trong các thiết bị gia dụng, thiết bị thể thao, điện tử tiêu dùng và các sản phẩm khác,...
3. Đặc điểm cơ bản của nhựa trong suốt
- Độ trong suốt cao: đây là đặc điểm cơ bản và dễ nhận dạng nhất của loại nhựa này. Điều này giúp nhựa trong suốt tiếp xúc dễ dàng với ánh sáng mà không bị thay đổi màu sắc. Chúng được ứng dụng sản xuất các sản phẩm có độ trong suốt cao.
Nhựa trong suốt có độ bền cứng tốt
- Khả năng chống tin UV: Nhờ vào bề mặt có cấu trúc hóa học liên kết bền vững cùng tính chất trong suốt, loại nhựa có thể chống được tia UV trong thời gian dài mà không bị thay đổi hình dạng.
- Độ bền cơ học ổn định: Các loại nhựa nền tạo nên nhựa trong suốt có độ bền khá cao. Chúng đủ khả năng chịu đựng những tác động mạnh trong thời gian dài mà hạn chế tối đa sự hư hỏng hay nứt vỡ. Chính vì vậy, vật liệu được ứng dụng trong sản xuất kính bảo vệ, vỏ bọc máy móc công nghiệp nặng,...
- Dễ tạo khuôn: Tính linh hoạt của nhựa trong suốt rất tốt. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể kết hợp với nhiều loại phụ gia nhựa hoặc vật liệu khác trong quá trình sản xuất để tối ưu hóa hiệu năng
- An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng: Nhựa trong suốt được sản xuất chủ yếu từ loại nhựa số 5. Đây là dòng nhựa an toàn với sức khỏe, chịu nhiệt cao và không có mùi. Chính vì vậy, nhựa trong suốt cũng rất thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng lau chùi nhựa trong suốt bởi chúng có bề mặt nhẵn và bóng.
Nhựa trong suốt kháng tia UV và cho ánh sáng đi qua dễ dàng
Kế đến, về độ bền, nếu nói đến khả năng chịu lực, tấm nhựa cứng trong suốt sẽ là vật liệu thắng thế nhưng nếu cả hai được lắp đặt trong môi trường lý tưởng thì độ bền của chúng là ngang ngửa nhau, có thể kéo dài tới 20 đến 30 năm.
4. Giới thiệu sản phẩm PC Chống Cháy Và PC Sợi Thủy Tinh Của EuroPlas
Sản phẩm PC chống cháy và PC compound sợi thủy tinh là một trong những dòng sản phẩm vật liệu nhựa phổ biến tại EuroPlas.
4.1 Sản phẩm PC Compound chống cháy
Dựa trên nhu cầu của khách hàng và thị trường, EuroPlas cung cấp đa dạng các sản phẩm PC Compound chống cháy (PC Flame Retardant) đạt tiêu chuẩn Quốc tế với các mức độ chống cháy chuẩn UL94 như sau: 5VA, 5VB, V0, V1, V2.
Các tiêu chuẩn an toàn trong quá trình sản xuất và thành phẩm đến tay người tiêu dùng được đội ngũ EuroPlas kiểm tra kỹ càng qua nhiều giai đoạn. Chất chống cháy Halogen sẽ được hòa trộn với nền nhựa Polycarbonate.
PC Compound Chống Cháy
EuroPlas là công ty giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp các hợp chất nhựa kỹ thuật khác nhau với các đặc tính cơ và nhiệt tuyệt vời. Đặc biệt, PC Compound chống cháy (PC -FR) của EuroPlas thích ứng tốt với các loại phụ gia nhựa và vật liệu khác, điều này cải thiện hiệu suất công việc và gia tăng chất lượng sản phẩm.
Vật liệu PC - FR của chúng tôi được ứng dụng trong nhiều sản phẩm như: ổ cắm điện, thiết bị điện tử, bộ sạc thiết bị,...
4.2 PC Compound Sợi thủy tinh
EuroPlas tự tin dòng sản phẩm PC Compound sợi thủy tinh (PC Glass Fiber Compound) là một trong những sản phẩm có độ bền, khả năng chống va đập và chịu nhiệt tốt nhất của thương hiệu.
Bên cạnh đó, dòng sản phẩm PC-GF của EuroPlas có thể duy trì kích thước ổn định cũng như thể hiện độ rõ quang học khá cao. Chính vì thế, chúng được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Như chúng ta đều biết, thành phần sợi thủy tinh là phụ gia nhựa tốt nhất để cải thiện độ bền cứng của cấu trúc đến bề mặt vật liệu. Gần như mọi đặc tính cơ học đều được cải thiện một cách đáng kể, nhưng chúng vẫn đảm bảo sự linh hoạt của vật liệu khi tiếp xúc với nhiệt độ trong quá trình ép phun.
PC Compound Sợi Thủy Tinh
Dòng sản phẩm cũng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của bộ kiểm duyệt và phục vụ tốt cho nhu cầu của thị trường cũng như khách hàng. Đặc điểm trên đã giúp nhựa PC - GF trở thành vật liệu phổ biến trong sản xuất: máy ảnh, mực máy in, thiết bị điện gia dụng (máy hút bụi, bếp điện tử, nồi cơm điện), các thiết bị điện tử (bàn phím, ổ điện, tai nghe,...)
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn Top 4 vật liệu nhựa trong suốt phổ biến. Hãy tiếp tục theo dõi EuroPlas Blog để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!