Những điều bạn cần biết về phụ gia chống tĩnh điện cho nhựa

Nội dung bài viết

expand_more

Tĩnh điện (electrostatic) là hiện tượng thường thấy khi sử dụng các sản phẩm về nhựa. Nếu không khắc phục, tĩnh điện sẽ gây ra những hậu quả liên quan đến an toàn của người dùng cũng như chất lượng sản phẩm. Vậy như thế nào là tĩnh điện? Làm thế nào để giảm thiểu các tác hại của hiện tượng tĩnh điện cho các vật liệu nhựa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này ngay sau đây.

I. Hiện tượng tĩnh điện

1. Tĩnh điện là gì?

Hiện tượng tĩnh điện là gì

Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ tồn tại và tích tụ một lượng lớn cho đến khi nó có thể truyền dẫn đi hoặc tự phóng điện. Các vật liệu như nhựa, da,… thường có khả năng cao xuất hiện tĩnh điện. Tích điện sẽ gây hệ quả:

Công nghiệp:

- Bám bụi

- Bao bì dính vào nhau hoặc dính vào đồ vật khác

- Điện giật

- Tia điện gây hỏng bảng mạch điện tử và những thiết bị điện cỡ nhỏ và siêu nhỏ;

- Tia điện có thể gây cháy nổ ở những nơi dễ bắt cháy.

Đời sống:

- Bám bụi trên các bề mặt thiết bị có ma sát với không khí như cánh quạt; các thiết bị có sinh nhiệt như TV, gây bất tiện khi vệ sinh và sinh hoạt.

- Điện giật, xuất hiện các tia điện có thể gây cháy nổ. Trên thực tế, có nhiều trường hợp cháy nổ ở cây xăng do hiện tượng tia lửa điện do tĩnh điện, nguyên nhân do thường là vô tình cọ xát áo mưa, áo len, vật dụng bằng da,…

2. Nguyên nhân gây ra tĩnh điện

Nguyên nhân gây ra tĩnh điện

Khi ta dẫm chân lên thảm, cọ vải lên mặt bàn, mặt ghế, cọ xát tóc với nhau, cánh quạt quay, gió khô thổi mạnh, … thì ta đang tạo ra ma sát. Hai bề mặt cách điện bị ma sát hoặc biến đổi lặp đi lặp lại, tiếp xúc với khí bị ion hóa sẽ sinh ra điện tích tĩnh điện, một bên âm, một bên dương.

Hầu hết các vật liệu nhựa đều cách điện (điện trở thường lớn hơn 1012Ohm). Bạn có thể tham khảo bảng thông số độ cách điện của các loại nhựa:

Loại nhựa

Độ cách điện (Ohm/sqrs)

ABS

10^12

PA 6

10^15

PA 6 (ẩm)

10^12

PC

10^16

PE

10^17

PP

10^19

PS

10^17

 

II. Giải pháp chống tĩnh điện cho nhựa

 

Vì hiện tượng tĩnh điện có thể xảy ra trong quá trình gia công hoặc trong quá trình sử dụng sản phẩm, nên ta có thể chia làm 2 phương pháp xử lí. Để chống tĩnh điện khi gia công, các nhà sản xuất có thể sử dụng các thiết bị chống tĩnh điện hoặc sử dụng sản phẩm phụ gia giải tỏa điện tích trong gia công. Còn để tránh hiện tượng tĩnh điện cho người dùng, ta có thể trộn phụ gia chống tĩnh điện vào thành phần nguyên liệu sản xuất.

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Sử dụng thiết bị

(Thanh khử tĩnh điện, vòi phun chống tĩnh điện, súng chống tĩnh điện, dao khí,…)

Thời gian sử dụng dài;

Không phụ thuộc vào môi trường;

Chống tĩnh điện và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. 

Chi phí đầu tư, lắp đặt khá cao.

Không ứng dụng trong quá trình sử dụng sản phẩm cuối. 

SỬ DỤNG PHỤ GIA

(Sử dụng trong đồ bảo hộ, tấm phủ, màng bọc,…)


Dễ sử dụng;

Chi phí thấp;

Linh động;

Chống tĩnh điện trong quá trình gia công và sử dụng sản phẩm.

Ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố môi trường;

Thời gian sử dụng dưới 1 năm.

Như vậy, có thể thấy sử dụng phụ gia chống tĩnh điện hiện là phương pháp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao.

Đọc thêm:

- Phụ gia chống tia UV cho nhựa - những điều bạn cần biết

- Các lỗi thường gặp trong quá trình ép phun nhựa

- Bột màu công nghiệp là gì? Cách tạo màu trong ngành nhựa

III. Các loại phụ gia chống tĩnh điện hiện nay

 

Phụ gia chống tĩnh điện sẽ được chia làm 2 loại là phụ gia tĩnh điện di hành và không di hành. Bảng dưới đây sẽ giải thích phương thức hoạt động và ưu nhược điểm của từng loại.


Loại chống tĩnh điện di hành

Loại chống tĩnh điện không di hành

Cách hoạt động

Là chất hoạt động bề mặt, một đầu có khả năng liên kết với nền nhựa, một đầu có khả năng hấp thụ ẩm trong không khí

Là một phần trong mạng lưới của vật liệu

Hình thành đường dẫn điện trong vật liệu

Loại chất sử dụng

Anionic, Cationic, Amphoteric, Nonionic,…

Nonionic, các chất vô cơ, Các chất dạng polymer, Carbon Black,…

Ưu điểm

Hàm lượng sử dụng thấp

Dễ sử dụng

Sử dụng lâu dài

Hiệu quả sử dụng ít bị ảnh hưởng bởi môi trường

Nhược điểm

Thời gian sử dụng ngắn

Hiệu quả hoạt động phụ thuộc điều kiện môi trường (độ ẩm và nhiệt độ)

Hàm lượng sử dụng trong sản phẩm cuối cao

 

IV. Sản phẩm phụ gia chống tĩnh điện của EuP

Phụ gia chống tĩnh điện của EuP

Hiện EuP cung cấp 2 nhóm sản phẩm phụ gia chống tĩnh điện bao gồm sản phẩm chống tĩnh điện (10^8 - 10^12 Ohm) và sản phẩm giải tỏa tĩnh điện, chống bám bụi. Những sản phẩm này có đặc điểm:

- Hiệu quả với hàm lượng thấp trong sản phẩm cuối;

- Ảnh hưởng không đáng kể với cơ tính, màu sắc

- Thân thiện với môi trường

- Có hiệu quả trong suốt vòng đời sử dụng sản phẩm.

Nhóm

Grade

Hàm lượng (%)

Phù hợp với

Ứng dụng

Chống tĩnh điện

EM EDS 2050

2-7%

PE, PP

Màng phim, sản phẩm thổi chai, sản phẩm inject

EM EDS 2051

2-7%

ABS, PS

Đùn tấm hoặc inject

EM EDS 2052

2-5%

PVC, PS

Rèm, màng

Giải tỏa tĩnh điện

EM EDS 106

3-7%

PE, PP

Màng phim, sản phẩm thổi chai, sản phẩm inject

 

Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về sản phẩm của chúng tôi, vui lòng điền vào biểu mẫu này hoặc liên hệ với chúng tôi qua email / số điện thoại. Chúng tôi rất sẵn lòng giúp đỡ!

 
Tin tức khác
Các loại nhựa nào có thể sử dụng trong lò vi sóng?
Hộp nhựa được dùng trong lò vi sóng ngày càng phổ biến nhờ tính tiện lợi của chúng. Để hạn chế rủi ro sức khỏe, xác định các loại nhựa an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng là rất quan trọng. Bằng cách theo dõi bài viết này, bạn có thể sử dụng hộp nhựa an toàn trong lò vi sóng.
Vật liệu PVDF có những điểm đặc biệt nào?
Bạn đang tìm kiếm thông tin về vật liệu PVDF? PVDF là một vật liệu đáng chú ý được biết đến với những đặc tính đặc biệt và phạm vi ứng dụng rộng rãi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các đặc điểm và ứng dụng chính của vật liệu PVDF để tìm hiểu về PVDF được đánh giá cao như thế nào trong các ngành như xử lý hóa chất, hàng không vũ trụ, điện tử, v.v. 
Nhựa FEP: Định nghĩa và ứng dụng
Hãy cùng định nghĩa nhựa Fluorinated Ethylene Propylene (FEP) và tìm hiểu một số ứng dụng tuyệt vời của loại vật liệu này nhé!
Polypropylene Carbonate là gì và nó giúp ích gì?
Hãy cùng định nghĩa Polypropylene Carbonate (nhựa PPC) và cập nhật những công dụng nổi bật của loại vật liệu này ngay trong bài viết này nhé!
Phụ gia kháng khuẩn là gì?
Khám phá về chất phụ gia kháng khuẩn với chức năng ức chế vi sinh vật gây hại và các ứng dụng đa dạng của chúng. 

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
arrow_upward